Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, việc nâng cao trình độ học vấn trở thành một yếu tố quan trọng giúp bạn nổi bật và tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể của từng cá nhân, sau khi tốt nghiệp đại học, một số bạn chọn tiếp tục học lên thạc sĩ, trong khi nhiều bạn khác "tiến thẳng" vào thị trường lao động, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm thực tế, sau đó mới quay lại học thạc sĩ. Nhưng điểm chung là tấm bằng thạc sĩ sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội nghề nghiệp và điểm cốt lõi là việc học thạc sĩ sẽ giúp trang bị nhiều kiến thức và kĩ năng hơn, thậm chí còn có thể giúp bạn thay đổi tư duy, mở rộng tầm nhìn. Hãy cùng tìm hiểu những lí do vì sao bạn nên học thạc sĩ và các điều kiện để học thạc sĩ nhé.
Lợi ích của việc học thạc sĩ
Đầu tiên, việc học thạc sĩ sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực của mình, là bước quan trọng để bạn có thể trở thành "chuyên gia trong lĩnh vực của mình". Bạn sẽ được học từ các giảng viên có kinh nghiệm và tiếp cận những kiến thức mới nhất. Đặc biệt khả năng tự học hỏi, nghiên cứu sẽ được phát triển trong chương trình thạc sĩ.
Thứ hai, bạn có thể phát triển các kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề một cách độc lập. Bạn học cách truyền đạt ý tưởng của mình một cách hiệu quả và hiểu sâu hơn về các lý thuyết và phát triển mới nhất trong lĩnh vực của mình. Đây là những kỹ năng giúp bạn nâng tầm bản thân và hữu ích không chỉ trong việc học mà còn trong cuộc sống và sự nghiệp.
Thứ ba, bằng thạc sĩ giúp bạn tăng sức cạnh tranh trên thị trường lao động. Bằng thạc sĩ cho thấy bạn bạn có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực đã chọn và bạn đang không ngừng phấn đấu để cải tiến. Từ đó, nhà tuyển dụng tiềm năng thấy được nỗ lực của bạn, một người có bằng thạc sĩ có nhiều khả năng trở thành tài sản cho công ty của họ. Do đó, để tăng cơ hội được tuyển dụng thì đầu tư học thạc sĩ là con đường phù hợp. Theo nhiều nghiên cứu, những người có bằng thạc sĩ thường có mức thu nhập cao hơn so với những người chỉ có bằng cử nhân. Điều này phản ánh giá trị mà các nhà tuyển dụng đặt vào những kỹ năng và kiến thức chuyên sâu.
Ngoài ra, học thạc sĩ cho bạn cơ hội gặp gỡ những cá nhân giỏi trong ngành, để học hỏi, trao đổi ý tưởng và hợp tác. Điều này giúp bạn mở rộng mạng lưới quan hệ và học hỏi từ những người có kinh nghiệm.
Điều kiện để học thạc sĩ tại Việt Nam
Theo thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT, để học Thạc sĩ, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:
Đầu tiên, bạn cần phải tốt nghiệp đại học các ngành/chuyên ngành phù hợp. Đối với chương trình định hướng nghiên cứu, yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu. Bạn cần có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Bên cạnh đó, bạn cần đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo được các Trường công bố khi tuyển sinh.
Có nên học thạc sĩ hay không?
Có nhiều yếu tố cần cân nhắc khi quyết định theo học thạc sĩ, bao gồm mục tiêu nghề nghiệp, tình hình tài chính và sở thích của bạn. Tuy nhiên, với những lợi ích kể trên, chúng tôi tin rằng để nâng tầm sự nghiệp bạn nên sắp xếp học thạc sĩ là một lựa chọn đáng cân nhắc.
Trong các cơ sở đào tạo thạc sĩ hiện nay, Trường Đại học Công nghệ Miền Đông (MIT Uni.) được biết đến là một đại học đa ngành, đa lĩnh vực luôn lấy người học làm trọng tâm, định hướng phát triển thành một đại học thông minh với cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại. Năm 2024, Nhà trường tuyển sinh thạc sĩ các ngành:
1. Thạc sĩ, ngành Luật kinh tế (mã ngành: 8380107);
2. Thạc sĩ, ngành Dược lý và dược lâm sàng (mã ngành: 872005);
Hãy bắt đầu hành trình học tập của bạn ngay hôm nay để tạo sự khác biệt và mở ra những cánh cửa mới cho tương lai!
Liên hệ:
Trung Tâm Tuyển sinh – Truyền thông, Trường Đại học Công nghệ Miền Đông (Mit Uni.)
Khu phố Trần Hưng Đạo, thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai
ĐT: 02513.772.668
Hotline: 0981.767.568
Đăng ký tại: https://dangky-ips.mit.vn/