Mới đây, FPT IS đã tổ chức Hội thảo "Ứng dụng hợp đồng điện tử chuẩn pháp lý và tối ưu vận hành trong doanh nghiệp". Với sự tham gia của các chuyên gia công nghệ từ FPT IS, đại diện Bộ TT&TT, Công ty CP TIKI, hội thảo khai mở nhiều góc nhìn về ứng dụng hợp đồng điện tử theo Luật Giao dịch điện tử 2023.
Tháng 6/2023, Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi), thay thế Luật Giao dịch điện tử ban hành năm 2005. Phiên bản sửa đổi đã bổ sung các quy định liên quan đến giao dịch điện tử, đặc biệt nhấn mạnh giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu và hợp đồng điện tử, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ để các doanh nghiệp, tổ chức ứng dụng hình thức ký kết trực tuyến này.
Theo ông Nguyễn Minh Thi - Đại diện Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), những điểm mới của Luật Giao dịch điện tử 2023 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai hợp đồng điện tử tại Việt Nam, giúp các doanh nghiệp giao kết trên môi trường số đảm bảo pháp lý.
"Doanh nghiệp cần lưu ý hợp đồng điện tử giao kết hoặc thực hiện bằng hệ thống thông tin tự động thì vẫn có giá trị pháp lý ràng buộc các bên trong hợp đồng. Luật mới cũng bổ sung thêm trách nhiệm của các Bộ trong việc ban hành các quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử liên quan đến lĩnh vực quản lý. Từ quy định này có thể thấy, việc giao dịch bằng hợp đồng điện tử sẽ ngày càng phổ biến, trở thành xu hướng và dần thay thế cho hợp đồng bằng văn bản giấy truyền thống. Vì vậy, doanh nghiệp cần nắm rõ quy định của pháp luật để đảm bảo giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử", ông Thi cho biết.
Làm rõ hơn về tính pháp lý của hợp đồng điện tử, ông Nguyễn Văn Hà - Đại diện Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, Bộ TT&TT cho biết: ""Hợp đồng khi giao kết dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo Luật Giao dịch điện tử có giá trị như văn bản. Luật Giao dịch điện tử 2023 cũng quy định trong các trường hợp tranh chấp tại tòa, hợp đồng điện tử hoàn toàn có giá trị pháp lý, có thể làm chứng cứ nếu đáp ứng đầy đủ tính chính xác, tính toàn vẹn".
"Trước những điểm mới từ Luật Giao dịch điện tử 2023, Giải pháp Hợp đồng điện tử FPT.eContract do FPT IS phát triển có khả năng đáp ứng toàn bộ luật, quy định hiện hành tại nước ta. Điều 22 Luật Giao dịch điện tử mới quy định: "Việc sử dụng các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử để thể hiện sự chấp thuận của chủ thể ký đối với thông điệp dữ liệu mà không phải là chữ ký điện tử thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan." Hiện tại, FPT.eContract cung cấp đa dạng hình thức định danh, xác nhận danh tính và sự chấp thuận của chủ thể đối với giao dịch điện tử: SMS OTP - Tin nhắn chứa mật khẩu dùng một lần, FPT.eKYC - Xác thực khuôn mặt & Giấy tờ tùy thân, FPT.IDCheck - Xác thực thông tin thẻ CCCD gắn chip", ông Lê Thanh Bắc - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ điện tử, FPT IS chia sẻ.
Hơn thế, Luật Giao dịch điện tử 2023 cũng bổ sung các Dịch vụ tin cậy: Dịch vụ cấp dấu thời gian, Dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu bên cạnh Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. Năm 2023, FPT IS chính thức có giấy phép Cung cấp dịch vụ Dấu thời gian: FPT.TSA. Năm 2022, công ty được Bộ Công thương cấp đăng ký cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử FPT.CeCA.
Đáp ứng NĐ 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân, FPT IS cũng ban hành chính sách Bảo mật thông tin, dữ liệu cá nhân. Hệ thống FPT IS đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin, đạt nhiều tiêu chuẩn quốc tế như: ISO 27001 (Tiêu chuẩn Quốc tế về Bảo mật thông tin), ISO 27017 (Tiêu chuẩn Quốc tế về kiểm soát bảo mật an toàn thông tin cho các dịch vụ đám mây), ISO 27018 (Tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ thông tin cá nhân trong lưu trữ đám mây).
Ứng dụng FPT.eContract từ năm 2022, Công ty CP TIKI đã có nhiều thay đổi tích cực trong hệ thống vận hành. Quy trình ký kết TIKI và Nhà bán hàng được tối giản, thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hoàn toàn trực tuyến.
"Sử dụng hợp đồng điện tử giúp giảm hơn 70% nhân lực/khối lượng công việc liên quan tới xử lý hợp đồng; thời gian hoàn tất ký kết hợp đồng giảm còn 1 ngày; việc tìm kiếm hợp đồng chỉ mất vài phút; giảm hoàn toàn chi phí in ấn, chuyển phát, lưu trữ tài liệu; loại bỏ những trở ngại về khoảng cách, không gian, thời gian. Hợp đồng điện tử được áp dụng rộng rãi cho nhiều loại hình ký kết tại TIKI như: Hợp đồng cung cấp dịch vụ sàn TMĐT; Phụ lục Hợp đồng; Hợp đồng lao động; Biên bản thanh lý hợp đồng. Tất cả đều có giá trị pháp lý như hợp đồng giấy", bà Phạm Thanh Thuỳ - Phó Quản lý Kiểm duyệt chất lượng Nhà bán hàng và Sản phẩm, Công ty CP TIKI.
Trong 3 năm ra mắt, FPT.eContract trở thành một trong những giải pháp dẫn đầu trên thị trường ký kết điện tử với những dấu ấn như: Hơn 3.000.000 giao dịch, hơn 5.000.000 đối tác ký và hơn 2.000 khách hàng doanh nghiệp đã và đang ký kết từ xa trên nền tảng, tiêu biểu như: Vinamilk, VNPay, Vietjet Air, SSI, Be Group, TIKI, 30Shine...
Đặc biệt, FPT.eContract cũng vừa ra mắt phiên bản FPT.eContract Lite miễn phí 100% dành cho tất cả doanh nghiệp, đáp ứng mọi nhu cầu ký kết hợp đồng/tài liệu của doanh nghiệp với hầu hết các tính năng. Với phiên bản này, FPT.eContract Lite kỳ vọng đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ tháo gỡ rào cản về nguồn vốn và chi phí, đẩy mạnh kinh doanh, tối ưu quy trình vận hành, phê duyệt và ký kết.
Với những thành tựu đạt được, FPT.eContract được vinh danh ở hàng loạt giải thưởng lớn như: Top 24 Giải pháp xuất sắc trong chương trình Thách thức Đổi mới sáng tạo Việt Nam (2023), Giải thưởng Make in Vietnam (2021), Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam (2021), Giải thưởng Sao Khuê (2021)...
Để tìm hiểu thêm thông tin về FPT.eContract, vui lòng tham khảo tại đây hoặc kết nối với hotline 1900 636 191.