(Tổ Quốc) - Thị trường chứng khoán thế giới bước vào năm 2022 với nhiều tranh luận chưa có hồi kết về con số lạm phát có duy trì mức nguy hiểm? Tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ và nâng lãi suất của các ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới liệu có quá nhanh? Và đi kèm với đó là các thông tin căng thẳng địa chính trị.
Trong 2 năm 2020 – 2021, để vượt qua cuộc suy thoái gây ra bởi Covid, thế giới đã chứng kiến một lượng tiền rẻ lớn được đổ vào gần như tất cả các nền kinh tế trên thế giới ở quy mô chưa từng có tiền lệ kể từ Thế chiến thứ 2. Và tất cả đang dần đảo ngược. Càng gần kì họp tháng 3 của Ủy ban thị trường mở liên bang Mỹ (FOMC), câu hỏi FED tăng lãi suất 0.25 hay 0.5% lần này và tăng mấy lần trong 2022 càng nổi lên. Những nhận định hoài nghi về tăng trưởng kinh tế và tương lai thị trường chứng khoán toàn cầu cũng xuất hiện ngày càng nhiều.
Tình hình thị trường tiêu dùng Mỹ: Thu nhập khả dụng vẫn cao nhưng động lực tiêu dùng suy yếu. Nguồn: University of Michigan, FED Board, Haver Analytics, Fidelity
Các ngân hàng trung ương thế giới giảm quy mô Các gói nới lỏng định lượng sẽ tác động tới thanh khoản thị trường. Nguồn: FED, BOJ, ECB, Haver Analytics, Fidelity
Tại Việt Nam, nền kinh tế được dự báo quay trở lại tăng trưởng cao so với trung bình thế giới ở mức 6.8% và 6.7% trong năm 2022 và 2023. Áp lực nhập khẩu lạm phát từ thế giới cũng không đáng kể khi chỉ số CPI vẫn trong tầm kiểm soát dưới mục tiêu 4%, kì vọng ở mức 3.19% và 2.19% cho năm 2022 và 2023. Các chính sách nới lỏng tài khóa, tiền tệ nhìn chung sẽ tiếp tục được duy trì với trọng tâm giải ngân gói hỗ trợ hồi phục kinh tế trị giá 350 nghìn tỷ trong hai năm tới. Thâm hụt ngân sách có thể sẽ nới rộng lên mức 5.1% trong năm 2022. Trọng tâm chính của kế hoạch kích cầu là sự hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động có thu nhập thấp chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi Covid kéo dài, gia tăng đầu tư hạ tầng phục vụ cho sự phát triển nhanh chóng của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa hậu đại dịch.
Có thể nói, chính sách tiền tệ mở rộng tiếp tục là một trong những bệ đỡ quan trọng cho sự hồi phục kinh tế một cách tổng thể. Chúng tôi kỳ vọng thanh khoản cao và lãi suất vẫn được duy trì ở mức thấp, dù có thể gặp áp lực tăng vào cuối 2022 – đầu 2023. Các gói hỗ trợ lãi suất và sự hồi phục chung của sản xuất – tiêu dùng cũng sẽ là nền tảng giúp tăng trưởng tín dụng 2022 tăng một cách vững chắc, do vậy hạn mức tín dụng cấp cho các ngân hàng trong 2022 cũng được kì vọng sẽ cao hơn so với 2021.
Chính sách tiền tệ tiếp tục được nới lỏng trong 2022 với lãi suất thấp và thanh khoản cao. Nguồn: CEIC, HSC
Tăng trưởng tín dụng là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nguồn: CEIC, HSC
Đây là cơ hội cho nhóm ngành ngân hàng bứt phá tăng trưởng doanh thu – lợi nhuận. Chúng tôi ước tính tăng trưởng lợi nhuận ròng toàn ngành trong năm 2022 và 2023 được dự báo lần lượt ở mức 29.9% và 25.2% nhờ vào tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức cao trên 14%, sự hồi phục các khoản thu nhập ngoài lãi và áp lực về nợ xấu sẽ dần suy giảm. Và đây cũng là cơ hội cho các "cổ phiếu vua" đã trải qua 1 năm 2021 có kết quả kinh doanh tốt nhưng giá cổ phiếu lại chưa tăng nhiều so với thị trường chung. Cùng với nhóm ngành Năng lượng và Bất động sản khu công nghiệp, Ngân hàng cũng là nhóm ngành chúng tôi ưa thích và khuyến nghị cho đầu tư dài hạn.
Dựa trên những nhận định trên, HSC tổ chức Hội thảo C2C vào 15:30-17:00 ngày 24.2.2022 với chủ đề: Chính sách tiền tệ mở rộng và cơ hội cho ngành ngân hàng. Nhà đầu tư sẽ được kết nối với các khách mời là chuyên gia phân tích HSC và khách mời đặc biệt đến từ Ngân hàng Quốc tế VIB, cùng thảo luận về tình hình vĩ mô – thị trường, các doanh nghiệp hưởng lợi trong xu hướng chính sách tiền tệ mở rộng, cũng như cách các ngân hàng nói chung và VIB nói riêng nắm bắt cơ hội này. Với chặng đường 5 năm chuyển đổi lần 1 (2016-2021), VIB đã ngày càng chứng minh được vị thế của mình trong ngành ngân hàng. VIB hiện đang nắm giữ thị phần lớn trong nhiều mảng sản phẩm dịch vụ như bancassurance, thẻ, vay mua nhà, ô tô, v.v vậy chiến lược nào VIB sẽ áp dụng để giữ vững và phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2022?
Hội thảo Kết nối khách hàng (Connecting to Customers - C2C) mà HSC tổ chức dành cho khách hàng cá nhân là một sự kiện định kỳ (hàng tháng) với mục tiêu làm cầu nối thông tin chất lượng nhất giữa các chuyên gia phân tích cao cấp của HSC và các doanh nghiệp đầu ngành với các nhà đầu tư. Sau 6 số tổ chức với số lượng hàng nghìn nhà đầu tư cá nhân tham gia, các doanh nghiệp của HSC đã kết nối bao gồm Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDB), Công ty CP Cơ điện lạnh (REE), công ty cổ phần Vinhomes (VHM) đều nhận được những phản hồi rất tích cực từ phía nhà đầu tư và diễn biến trên thị trường chứng khoán. HSC tin rằng hội thảo C2C sẽ mang đến cho nhà đầu tư cá nhân các thông tin tư vấn và nhận định thị trường rất hữu ích, giúp nhà đầu tư đưa ra những quyết định đầu tư sáng suốt trong hành trình đầu tư tài chính dài hạn.
Nhà đầu tư đăng ký tham dự Hội thảo tại: https://event.hsc.com.vn/c2c_vib/
Ánh Dương