(Tổ Quốc) - Báo cáo "Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam" do Ngân hàng Thế giới công bố tháng 09/2021 mới đây đánh giá "Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư mạo hiểm, đầu tư vốn cổ phần tư nhân (VCPE)".
Với hàng nghìn quỹ đầu tư cùng khả năng cung cấp các khoản đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ usd mỗi năm thì đây có thể xem là một nguồn vốn vô tận và cực kỳ giá trị nếu các doanh nghiệp Việt Nam biết cách tận dụng, nhất là giữa bối cảnh đại dịch Covid như hiện nay.
Hiểu đúng về Quỹ đầu tư
Quỹ đầu tư là những nhà đầu tư chuyên nghiệp đặt mục tiêu đạt được lợi nhuận và chịu trách nhiệm trước khoản đầu tư của mình. Tuỳ theo từng loại hình, các quỹ đầu tư khác nhau sẽ chú trọng đầu tư vào các giai đoạn phát triển và lĩnh vực khác nhau của mỗi doanh nghiệp. Số tiền đầu tư cũng rất đa dạng, từ vài chục nghìn đến vài trăm triệu, hay thậm chí vài tỷ USD cho mỗi thương vụ.
Chỉ riêng quỹ đầu tư tư nhân dự kiến sẽ quản lý hơn 9.000 tỷ USD tài sản vào năm 2025. Nguồn: Pregin
Khác với những kênh huy động vốn truyền thống từ các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư thường không cần một khoản đặt cọc hay ký quỹ hay các biện pháp bảo đảm nào. Việc tài trợ vốn của các quỹ đầu tư chủ yếu dựa vào sự tin tưởng vào khả năng thành công doanh nghiệp trong tương lai.
Bên cạnh đó, khi hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư cũng tham gia vào việc tư vấn, và có thể cùng điều hành công ty. Quỹ sẽ tư vấn ở cấp chiến lược, hướng dẫn, hỗ trợ các công ty trong quản lý, phát triển thị trường v.v.
Một lợi điểm nổi bật nữa là sau mỗi vòng đầu tư, giá trị doanh nghiệp sẽ tăng lên cùng với định giá tương ứng của quỹ đầu tư ở từng giai đoạn. Theo đó dù tỷ lệ cổ phần sở hữu của các nhà sáng lập có giảm thì giá trị quy đổi của số cổ phần này cũng tăng lên đáng kể, thậm chí có thể gấp hàng trăm lần giá trị ban đầu.
Điểm bất lợi chính yếu, cũng xuất phát từ vấn đề tham gia vào việc kiểm soát và điều hành công ty, doanh nghiệp theo đó cũng sẽ phải đối mặt với rủi ro đánh mất thương hiệu của mình vào tay các nhà đầu tư. Do đó, để hạn chế điểm bất lợi cũng như rủi ro này, doanh nghiệp khi hợp tác với các quỹ đầu tư cần cẩn thận, để ý kĩ những thỏa thuận, điều khoản trong hợp đồng hợp tác với nhà đầu tư.
Cách thức huy động vốn từ các quỹ đầu tư
Xuất phát từ việc xem xét đầu tư của quỹ đầu tư chủ yếu xuất phát từ năng lực trong quá khứ và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, vậy nên, các doanh nghiệp cần cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin chi tiết liên quan trong hồ sơ huy động vốn của mình.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có mạng lưới cũng như các mối quan hệ nhà đầu tư trong và ngoài nước cần thiết để có thể tiếp cận. Do đó, doanh nghiệp cần có các chuyên gia, chuyên viên có đủ kinh nghiệm cũng như năng lực chuyên môn phù hợp để thực hiện.
Quá trình huy động vốn đầu tư, từ lúc chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, tiếp cận nhà đầu tư, đến khi nhà đầu tư xúc tiến tìm hiểu chi tiết về doanh nghiệp rồi quá trình thương thảo và chốt đầu tư thường kéo dài nhiều tháng. Do vậy, doanh nghiệp cần chủ động và có chiến lược huy động vốn dài hơi, thay vì chờ đợi "nước đến chân thì mới nhảy".
Số thương vụ đầu tư mạo hiểm vào các startup tại Việt Nam qua các năm. Nguồn: Do Ventures
Ông Quý Trụ, chủ một chuỗi cửa hàng thời trang có tiếng với hàng chục cửa hàng cho biết "Khi hợp tác cùng Viet Capital Partners, chúng tôi đã được hỗ trợ hoàn thành hồ sơ huy động vốn rất chuyên nghiệp để chào đến hàng chục quỹ đầu tư. Qua đó cũng đã có nhiều quỹ đầu tư tìm hiểu đầu tư vào doanh nghiệp của chúng tôi."
Đại diện của Viet Capital Partners - một đơn vị chuyên tư vấn huy động vốn đầu tư cho doanh nghiệp, ông Jack Phi cho biết thêm "Tất cả nhà đầu tư sẽ cần một hồ sơ huy động vốn chỉnh chu và chuyên nghiệp, trong đó thể hiện chi tiết năng lực doanh nghiệp, các phân tích thị trường, kế hoạch kinh doanh cũng như định giá bản thân doanh nghiệp dựa trên các nghiệp vụ tài chính được công nhận. Nếu không, khả năng huy động vốn sẽ khó đạt được kết quả như mong muốn. Ngoài ra, chúng tôi cam kết sẽ chào đến vài chục nhà đầu tư phù hợp lĩnh vực và quy mô huy động vốn của mỗi doanh nghiệp".
Hiện tại, ở khía cạnh pháp lý, luật pháp Việt Nam đã cho phép các nhà đầu tư quốc tế góp vốn vào các doanh nghiệp trong nước một cách dễ dàng mà không cần sự hiện diện tại Việt Nam. Việc chuyển cổ tức về nước của các nhà đầu tư cũng được pháp luật cho phép và thực hiện chỉ trong vài ngày sau khi doanh nghiệp hoàn tất các thủc tục cần thiết với các cơ quan chính quyền.
Nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh luôn là nhu cầu thường trực với bất kỳ doanh nghiệp ở bất kỳ quy mô nào. Nhất là trong bối cảnh dịch Covid kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến đa số doanh nghiệp trong nước thì việc chủ động và tích cực khai thác đa dạng nguồn vốn khác nhau, đặc biệt từ các nhà đầu tư càng trở lên cần thiết cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn với mọi doanh nghiệp.
Ánh Dương