(Tổ Quốc) - 75% dân số thế giới sai tư thế ngồi vệ sinh. Sai lầm này kéo dài sẽ gây ra những hệ lụy về sức khỏe nhưng ít ai quan tâm đến.
Cơ thể cần chất dinh dưỡng mỗi ngày để duy trì sự cân bằng. Thông qua quá trình trao đổi chất trong cơ thể và tuần hoàn máu, đồ ăn được chuyển hóa và chất độc được đào thải ra ngoài theo hình thức đại tiện và tiểu tiện.
Đi vệ sinh là việc ai cũng làm hàng ngày, khi đi vệ sinh nhiều người thích ngồi bệt, có người lại thích ngồi xổm. Vậy tư thế nào tốt hơn? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Khi đi toilet, ngồi bệt hay ngồi xổm sẽ tốt hơn?
Theo kết quả khảo sát, do thói quen sinh hoạt của mỗi người khác nhau nên việc lựa chọn giữa 2 tư thế cũng không giống nhau. Tuy nhiên cả 2 cách ngồi trên đều có những ưu nhược điểm riêng.
Đối với một số người thường xuyên bị táo bón thì cách ngồi xổm sẽ giúp việc đại tiện diễn ra suôn sẻ hơn do động tác ngồi xổm khiến áp lực tăng lên.
Nhiều người có sở thích ăn những đồ ăn nhiều dầu mỡ, tê cay hay một số đồ ăn gây kích thích khác bởi sự hấp dẫn, ngon miệng của chúng. Tuy nhiên, thường xuyên ăn những loại đồ ăn này sẽ mang lại gánh nặng nhất định cho hệ tiêu hoá của cơ thể. Từ đó khiến dạ dày và ruột không thể thực hiện chức năng tiêu hóa và hấp thu một cách bình thường, dẫn đến tình trạng đau bụng cũng như táo bón.
Đối với những người hay bị táo bón thì khi đi vệ sinh nên ngồi xổm để tránh tiếp xúc gần với nhiều vi khuẩn, đảm bảo vệ sinh hơn. Song, tuổi tác càng lớn thì các cơ quan trong cơ thể cũng sẽ dần suy yếu, sự trơn tru, đàn hồi chân tay cũng sẽ mất đi, từ đó không tránh khỏi việc mắc một số bệnh về khớp.
Đối với người trung niên và cao tuổi, tư thế ngồi xổm sẽ làm cho chân và bàn chân của không chịu được áp lực, gây bất tiện cho việc đại tiện nên họ thường có xu hướng ngồi bệt. Nhưng nếu vẫn muốn ngồi theo cách còn lại, khi đi đại tiện, bạn có thể kê một chiếc ghế đẩu nhỏ dưới chân, sẽ giúp cho việc đại tiện suôn sẻ.
Hơn nữa, từ độ tuổi trung niên trở đi, khả năng mắc phải chứng táo bón cũng sẽ tăng lên, vì vậy có thể áp dụng phương pháp này để giảm tình trạng táo bón.
Khi xả bồn cầu có cần đóng nắp không?
Theo kết quả khảo sát, khi đi vệ sinh sẽ tạo ra một lượng lớn sương ẩm, đồng thời kèm theo rất nhiều vi khuẩn hoặc vi rút. Chúng sẽ lây lan sang cơ thể con người qua đường hô hấp trong không khí. Việc xả nước mà không đậy nắp bồn cầu sẽ làm cho lượng vi sinh vật có trong chất thải khuếch tán mạnh hơn. Do đó, tốt nhất nên đóng nắp bồn cầu trước khi xả nước.
Sau khi đi vệ sinh, bạn cũng cần chú ý vệ sinh cá nhân. Để giảm tối đa việc nhiễm các bệnh do vi khuẩn, vi rút gây ra, hãy rửa tay kịp thời, nếu không sẽ tạo cơ hội cho các tác nhân gây bệnh này xâm nhập vào cơ thể, gây hại cho các mô và cơ quan, không tốt cho sức khỏe của bạn.
Với sự phát triển không ngừng của thời đại Internet, ngay cả lúc đi vệ sinh, nhiều bạn trẻ cũng không thể rời xa chiếc điện thoại di động. Họ có thói quen sử dụng điện thoại di động trong lúc đi vệ sinh, điều này sẽ khiến thời gian đại tiện bị kéo dài và khả năng gây ra bệnh trĩ cũng sẽ tăng lên.
Theo kết quả điều tra, một bộ phận lớn người mắc bệnh trĩ ở Trung Quốc là do ngồi xổm trong thời gian dài. Chưa kể đến nếu duy trì tư thế này trong thời gian dài có thể khiến chân bị phù nề, tê nhức. Vì vậy, khi thường xuyên phải đi vệ sinh, bạn hãy đảm bảo thời gian ngồi trong toilet chỉ nên từ khoảng 5 đến 10 phút.
3 lưu ý khi đi vệ sinh cần ghi nhớ
1. Không mang điện thoại vào nhà vệ sinh
Bởi vì nhiều người cảm thấy nhàm chán và thời gian trôi rất chậm trong vài phút khi ngồi trong nhà vệ sinh, nên lấy điện thoại di động của để xem video hay một bộ phim để "giết thời gian", tuy nhiên họ thường không trở ra ngay trong vài phút mà đôi khi ngồi trong toilet cả tiếng.
Việc đi vệ sinh quá lâu có thể làm phát tán vi sinh vật trong chất thải và độc tố trong cơ thể, tuy có thể không cảm nhận quá rõ ràng ngay lập tức, nhưng sẽ dẫn đến hậu quả mắc một số bệnh, không có lợi cho sức khỏe, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất bình thường của cơ thể.
2. Đứng dậy quá nhanh
Động tác đứng dậy đột ngột sau khi đi vệ sinh có thể khiến một số người bị chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Đặc biệt, đối với những người trung niên và cao tuổi, lưu lượng máu trong cơ thể sẽ chậm lại, hoạt động của các mô và cơ quan cũng suy giảm, khả năng mắc một số bệnh tuổi già và bệnh chuyển hóa tăng cao thì việc đột ngột thay đổi tư thế đôi khi vô cùng nguy hiểm.
Vì vậy, khi có tuổi, chúng ta phải chú ý nhiều hơn đến cơ thể của chính mình để tránh những tổn thương không đáng có.
3. Hạn chế sử dụng một số hoá chất tạo mùi
Nhiều gia đình thường đặt một số chất tạo mùi thơm trong nhà vệ sinh hoặc bình xịt sau khi đi vệ sinh để làm trong lành không khí, khử mùi khó chịu. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu, trong một số sản phẩm có chứa các thành phần gây ung thư.
Nếu muốn khử mùi hôi trong nhà vệ sinh, bạn có thể thử đặt một miếng vỏ bưởi hoặc vỏ cam, vừa không ảnh hưởng đến cơ thể, lại còn có thể thanh lọc không khí.
(Theo Toutiao)
Ánh Lê