(Tổ Quốc) - "Đại dương đỏ" là cụm từ mà nhiều nhà quan sát dùng để đánh giá về thị trường lao động trong những năm gần đây, nhấn mạnh mức độ khốc liệt trong cuộc chiến cạnh tranh nhân tài giữa các nhà tuyển dụng. Làm sao để giành phần thắng trong cuộc chiến đó vẫn là bài toán khó giải với cả những doanh nghiệp lớn.
M. là chủ một thương hiệu đồng hồ uy tín và tương đối quen thuộc với người dân hai đô thị lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Mỗi năm, doanh thu từ thương hiệu của anh lên đến con số hàng trăm tỷ. Hoạt động kinh doanh thuận lợi, sản phẩm có thương hiệu, chế độ đãi ngộ tốt, M. ung dung nghĩ rằng mình đã có những nền tảng vững chắc nhất để "săn" người tài. Nhưng sau hai tháng ròng rã đăng tin tuyển dụng 2 graphic designer (thiết kế đồ họa) mà chỉ có vài đơn ứng tuyển, phỏng vấn xong thì không thể nhận được ai, M. mới tá hỏa nhận ra doanh nghiệp mình chưa hề sẵn sàng cho công cuộc… tuyển người tài!
Đó cũng là "nỗi đau" chung của nhiều doanh nghiệp trong bối cảnh hiện tại. Lao động thất nghiệp nhiều, nhưng doanh nghiệp thì vẫn "đói" nhân sự, nhất là những nhân sự chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu công việc và văn hóa của doanh nghiệp. Hệ lụy cuối cùng là nhiều nhà tuyển dụng phải "nhắm mắt nhận bừa" ứng viên, nhân sự vào làm phải đào tạo rất lâu, thậm chí nhân sự rất nhanh "nhảy việc" chỉ sau vài ba tháng gắn bó.
Tham dự Innovation Summit 2020 với tư cách diễn giả, ông Tony Dzung (Chủ tịch HBR Holdings) thẳng thắn khẳng định nhân sự chính là "Nỗi Đau" lớn nhất của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Tài sản lớn nhất của công ty không phải là con người mà là "Người Phù Hợp". "Nếu công ty của bạn là một chiếc xe, hãy mời những người phù hợp lên xe và những người không phù hợp xuống xe" – ông Dũng bày tỏ.
Phân tích rõ hơn, ông Tony Dzung lấy ví dụ: phần đa doanh nghiệp hiện nay vẫn đang tuyển dụng theo cách truyền thống, nghĩa là nhận yêu cầu tuyển dụng được gửi xuống từ sếp hay các phòng ban. Sau đó, bộ phận nhân sự sẽ viết mô tả công việc, khung năng lực và đẩy lên các kênh tuyển dụng. Phần còn lại của quy trình là chờ đợi ứng viên nộp CV, lọc hồ sơ, phỏng vấn, thông báo kết quả, ký hợp đồng và đào tạo hội nhập.
"Nếu còn làm như vậy, rất khó để tuyển được người tài, đặc biệt là những nhân tài phù hợp" - ông Tony Dzung khẳng định. Quy trình trên cũng bộc lộ rất nhiều điểm yếu của bộ phận nhân sự truyền thống: thiếu chủ động, không tập trung vào nghiên cứu ứng viên mục tiêu để đưa ra đề xuất giá trị nhân sự phù hợp (Employee value proposition - EVP), đồng thời thiếu phần truyền thông tuyển dụng và xây dựng trải nghiệm ứng viên.
Để giải quyết được bài toán hóc búa này, sau 5 năm nghiên cứu và ứng dụng tri thức quản trị nhân sự của GS Dave Ulrich - bộ óc số 1 thế giới về nhân sự - vào chính doanh nghiệp mình, ông Tony Dzung khẳng định: "Doanh nghiệp cần phải tập trung vào xây dựng "Hệ thống marketing tuyển dụng" nhằm mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp",
Các yếu tố cấu thành nên một hệ thống Marketing tuyển dụng tốt
Bản thân doanh nghiệp của ông Dũng cũng là một "case study" điển hình trong việc xây dựng hiệu quả hệ thống truyền thông tuyển dụng. Với hơn 1 triệu followers trên các Fanpage "Langmaster Careers" và "Tuyển dụng HBR", mỗi năm nhận về từ 15.000 – 20.000 hồ sơ ứng tuyển với tỷ lệ thử việc chỉ dao động từ 2-3%, HBR Holdings đang sở hữu những chỉ số tuyển dụng đáng mơ ước mà không nhiều doanh nghiệp có được.
Một trong những yếu tố tạo nên thành công trong hoạt động tuyển dụng của Langmaster hay Trường Doanh nhân HBR là ứng dụng tư duy của Sales và Marketing vào hoạt động tuyển dụng. Tất cả các chuyên viên nhân sự đều phải tìm kiếm và chăm sóc ứng viên như bộ phận Sales và Marketing. Nhờ đó, khả năng tìm được người tài, người phù hợp với công việc và văn hóa doanh nghiệp cũng cao hơn nhiều. Đồng thời, bộ phận nhân sự không còn giữ vai trò bị động như trong các mô hình tuyển dụng truyền thống.
Ngoài phần lớn thời gian tập trung xây dựng & vận hành các doanh nghiệp của mình, Tony Dzung còn có đam mê chia sẻ về chủ đề lãnh đạo & quản trị nhân sự cho các chủ doanh nghiệp. Văn hóa học tập, sáng tạo và đổi mới không ngừng chính là chìa khóa giúp cho doanh nghiệp của ông vượt qua mọi sóng gió sau hơn 10 năm lăn lộn trên thương trường. Ông cũng đồng thời trực tiếp tư vấn cho hàng trăm doanh nghiệp về việc xây dựng và vận hành bộ máy nhân sự.
Ông Tony Dzung trực tiếp tư vấn cho chủ các doanh nghiệp tại một khóa học
Nhằm giúp những nhà quản lý hoạch định lại một cách bài bản hoạt động tuyển dụng, đồng thời biến doanh nghiệp của mình trở thành "thỏi nam châm thu hút nhân tài" , ông Tony Dzung sẽ trực tiếp giảng dạy tại khóa học "Tuyển dụng Nhân sự hiệu quả thời 4.0" trong hai ngày 11-12/7 tới đây.
Mr Tony Dung
Nhà sáng lập, Chủ tịch HBR Holdings
Nhà sáng lập, Chủ tịch hội đồng quản trị công ty Langmaster.
Tổng giám đốc Trường doanh nhân HBR.
Một trong những người Việt Nam đầu tiên được cấp bằng NLP Master do đại học NLP và hiệp hội NLP Hoa Kỳ chứng nhận. Được đào tạo trực tiếp về lãnh đạo và quản trị từ các chuyên gia đến từ các ngôi trường hàng đầu trên thế giới: Harvard, Wharton (Upen), Học viện Quân sự Hoa Kỳ West Point, SMU, MIT…Được huấn luyện và đào tạo trực tiếp về nhân sự bởi các chuyên gia lãnh đạo và quản trị hàng đầu thế giới như Todd Henshaw (West Point) Peter Cappelli,…
Là người ứng dụng thành công và đưa tri thức của GS Dave Ulrich – Bộ óc số 1 thế giới về nhân sự vào Việt Nam. Một trong những người đầu tiên ở Việt Nam được cấp chứng chỉ đào tạo MBTI trên toàn thế giới. Được huấn luyện bởi các chuyên gia đào tạo con người hàng đầu trên thế giới: Anthony Robbins, Robert Dilts,...
Ánh Dương