Vành Đai 3 chuẩn bị khởi công tạo cú hích cho Bình Chánh tiến gần hơn đến lộ trình thành lập thành phố năm 2025.
Mở rộng hành lang tăng trưởng
Theo đề án, đường Vành Đai 3 có tổng chiều dài hơn 76 km, đi qua địa phận của 4 tỉnh thành phố là TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An. Tổng vốn đầu tư sơ bộ của dự án là 75.300 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách giai đoạn 2021-2025 là 61.000 tỷ đồng; giai đoạn 2026-2030 là 14.300 tỷ đồng.
Về tiến độ, các địa phương bàn giao hồ sơ, cọc giải phóng mặt bằng vào tháng 9; hoàn thành lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và báo cáo nghiên cứu khả thi tháng 11; giải phóng mặt bắt đầu từ 1/10/2022, hoàn thành 30/3/2024; khởi công tháng 6/2023, hoàn thành sau 3 năm. Đây là dự án giao thông có tầm vóc liên vùng đầu tiên của miền Đông Nam Bộ, được quy hoạch gắn kết vào sân bay quốc tế Long Thành và cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải để tạo thành mạng lưới giao thông đa phương tiện đồng bộ hàng đầu khu vực.
Vành Đai 3 được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh cho khu vực miền Nam. "Dự án sẽ giúp cải thiện giao thông, kết nối chuỗi cung ứng, tiết kiệm chi phí logistic, thúc đẩy lưu thông hàng hóa và dịch vụ hiệu quả hơn, từ đó khuyến khích các ngành nghề và doanh nghiệp mới hình thành ở các khu vực lân cận. Cơ sở hạ tầng chất lượng và liên kết vùng tốt sẽ giúp thu hút thêm đầu tư nước ngoài cho TP.HCM và các địa phương toàn vùng", đại diện Colliers Việt Nam nhận định.
Trong tương lai, dọc theo tuyến Vành Đai 3 sẽ xuất hiện các trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, khu đô thị hiện đại thu hút đông đảo người dân đến sinh sống làm việc. Các khu vực vùng ven xung quanh TP. HCM sẽ ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển của thị trường nhà ở.
"Với sự hình thành của các tuyến đường cao tốc và cơ sở hạ tầng liên tỉnh, thị trường nhà ở ngày càng mở rộng ra các khu vực ngoại thành với kết nối hoàn thiện, đồng bộ đến khu vực trung tâm", đại diện An Gia cho biết.
Bình Chánh đón sóng đầu tư
Ở hướng Tây, tuyến Vành Đai 3 có một đoạn chạy qua địa phận của Bình Chánh với chiều dài khoảng 15 km. Đây là cơ hội lớn để địa phương tận dụng, phát huy tiềm năng sẵn có để trở thành "bệ phóng" kinh tế của TP.HCM. Đại diện chính quyền địa phương cho biết Vành Đai 3 là nhiệm vụ trọng tâm và đang gấp rút công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Bên cạnh đó, Vành Đai 3 qua địa phận Bình Chánh có nút giao với cao tốc TP.HCM - Trung Lương, liền kề trung tâm hành chính huyện hiện nay. Đặc biệt, một đoạn của tuyến Vành Đai 3 nằm trên cao tốc Bến Lức.- Long Thành. Đây là dự án giao thông quan trọng của khu vực với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm như Bình Chánh. Hiện dự án đang được chính quyền địa phương khẩn trương thi công từ quý 3 năm nay.
Việc triển khai loạt dự án hạ tầng tỷ USD không chỉ đưa Bình Chánh tiến gần hơn tới lộ trình lên thành phố mà còn tạo tiền đề cho việc hình thành chuỗi đô thị hiện đại dọc tuyến. Tuy nhiên, quỹ đất dành cho phát triển đô thị còn khá khiêm tốn. Hiện chỉ có một số ít các chủ đầu tư thâu tóm những quỹ đất đẹp để phát triển các dự án căn hộ, nhà phố thương mại.
Đơn cử An Gia triển khai khu phức hợp Westgate tại trung tâm hành chính Bình Chánh với quy mô khoảng 2.000 căn hộ. Dự án thừa hưởng lợi thế lớn về hạ tầng, liền kề tuyến Vành đai 3 và nút giao cao tốc Bến Lức - Long Thành. Từ dự án, cư dân có thể dễ dàng di chuyển đến trung tâm TP.HCM và các tỉnh thành lân cận như Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh thông qua đường Vành Đai 3. Đồng thời, nhanh chóng kết nối tới sân bay quốc tế mới Long Thành (60 phút), thành phố Vũng Tàu (120 phút) thông qua tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành, dự kiến hoàn thành năm 2023.
Đáng nói, trong lộ trình lên thành phố của Bình Chánh, khu hành chính được xem là hạt nhân phát triển của địa phương, đã được đẩy mạnh đầu tư nhiều năm qua và sẽ tiếp tục mở rộng quy mô để tương xứng với tiềm lực phát triển của khu vực.
Ngoài các tiện ích công gồm UBND, chi cục thuế, trụ sở công an, bệnh viện,… khu vực này dự kiến sẽ hình thành khu liên hợp thể dục thể thao với quy mô khoảng hơn 2 ha, bao gồm sân vận động, nhà thi đấu bóng đá, điền kinh,… nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và phục vụ công tác tổ chức các sự kiện thể thao lớn. Cũng trong quy hoạch, khoảng 7 ha quỹ đất được phân bổ và sử dụng cho mục đích xây dựng và phát triển các cơ sở giáo dục, trường học. Mặt khác, chính quyền địa phương dự kiến bổ sung thêm khoảng 3,2 ha quỹ đất cho quy hoạch công trình dịch vụ; 1 ha cho quy hoạch logistics và hạ tầng kỹ thuật; 1 ha quỹ đất cho quy hoạch thương mại dịch vụ; 0,5 ha cho quy hoạch hành chính, y tế…
Đối với toàn bộ quỹ đất còn lại thuộc khu hành chính hiện hữu, lãnh đạo Bình Chánh cho biết sẽ sử dụng để xây dựng các dự án nhà ở bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở thấp tầng. Hiện khu phức hợp Westgate của An Gia là dự án nhà ở duy nhất được triển khai tại khu vực này.