(Tổ Quốc) - "Nếu bạn đang giữ một trái phiếu không có lãi suất, hoặc lãi suất âm, và rồi chính phủ in rất nhiều tiền, bạn sẽ nhận lại tiền từ đó, vậy bạn nắm giữ trái phiếu thì có lợi gì?"
Ray Dalio, huyền thoại đầu tư nước Mỹ, người sáng lập quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới, nhận định việc mua trái phiếu chính phủ trong thời điểm này, hay thậm chí vài năm tới không phải là lựa chọn khôn ngoan bởi các ngân hàng trung ương buộc phải in tiền để giải cứu nền kinh tế toàn cầu.
Dalio tin rằng tác động kinh tế và xã hội của virus Corona nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng tài chính 2008, ông thấy sự tương đồng nhiều hơn với thời kì Đại khủng hoảng và việc đánh giá các chương trình của chính phủ tác động thế nào tới giá trị của đồng tiền, hay loại tài sản nào sẽ thành tài sản dự trữ mới là rất quan trọng.
"Thời kỳ này, giống như giai đoạn 1930-45, là giai đoạn mà tôi nghĩ rằng chẳng ai tỉnh táo mà lại đi nắm giữ trái phiếu chính phủ", ông Ray Dalio cho biết hôm thứ tư trên webcast của Bloomberg Invest Talks. "Nếu bạn đang giữ một trái phiếu không có lãi suất, hoặc lãi suất âm, và rồi chính phủ in rất nhiều tiền, bạn sẽ nhận lại tiền từ đó, vậy bạn nắm giữ trái phiếu thì có lợi gì?"
Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đang đóng vai trò quan trọng nhất trong việc ngăn chặn sự sụt kinh tế giảm gây ra bởi Covid 19 không trở thành một cuộc đại khủng hoảng. Bởi vậy, bảng cân đối kế toán của Cục dự trữ liên bang Mỹ đã tăng tới hơn 50% từ tháng 2, lên mức kỉ lục 6 nghìn tỷ USD, ngoài ra còn nhiều gói hỗ trợ nghìn tỷ USD nữa có thể đến từ chính phủ Mỹ, châu Á hay châu Âu.
Cho đến nay, việc mua vào tài sản của Fed đã đẩy lợi suất trái phiếu sụt giảm.
Trong khi Dalio có thể không thích trái phiếu, ông nghĩ rằng các chính phủ phải sử dụng nguồn lực để tập trung cho các vấn đề chi tiêu cũng như sự sụt giảm thu nhập của người dân trong thời kì đại dịch. Trong khi các nhà kinh tế đang chia rẽ về thời kỳ suy thoái sẽ kéo dài và tổn hại có thể lớn đến mức nào, Dalio nghĩ theo một cách khác biệt: chỉ đơn giản là một "lỗ hổng" cần được lấp đầy của nền kinh tế toàn cầu với giá trị 20 nghìn tỷ USD.
"Không còn lựa chọn nào khác, nếu họ không làm vậy thì hậu quả sẽ là rất lớn."
Không giống như cuộc khủng hoảng tài chính 2008-09, khi chính phủ Mỹ phải quyết định có nên cứu các ngân hàng lớn và giúp những người mua nhà hay không, phạm vi của những nỗ lực giải cứu bây giờ đã rộng hơn rất nhiều. Không những đây là lần đầu tiên Fed mua trái phiếu rác, mà chính phủ còn cho các doanh nghiệp nhỏ vay tiền thậm chí gửi tiền mặt đến hàng triệu hộ dân, những người mà sinh kế bị ảnh hưởng bởi bệnh dịch.
Theo Dalio, cường độ của đợt suy thoái này là quá lớn, và điều đó dĩ nhiên sẽ tạo ra một "trật tự thế giới mới". Ông đã trích dẫn giá vàng, và một vài cổ phiếu, đặc biệt là các công ty có bảng cân đối kế toán mạnh, là những đối tượng được hưởng lợi trong đợt khủng hoảng này.
Dalio thành lập Bridgewater năm 1975, với niềm tin rằng nền kinh tế vận hành gần giống với một cỗ máy và các sự kiện tương tự theo chiều dài lịch sử có xu hướng tạo ra kết quả tương tự. Ông kết hợp những mô hình đó vào các mô hình Bridgewater, giúp công ty dự đoán – tạo ra lợi nhuận khi thị trường phản ứng với những sự phát triển mới.
Quá trình đó cũng tạo dựng cho Dalio niềm tin vào tương lai. Ông nói rằng rõ ràng mô thức hỗ trợ cho nền kinh tế và giá tài sản trong thập kỷ qua, bao gồm cắt giảm thuế, chi phí vay ở mức cực thấp, các cuộc sáp nhập và những đợt mua cổ phiếu quỹ , là một điều "không thể lặp lại" khi các khoản nợ chính phủ không ngừng gia tăng và áp lực lớn hơn nữa đến từ vấn đề phân phối của cải trong xã hội.
"Lãi suất không thể xuống thấp như trước kia, chúng ta khó có thể nhận được mức lãi suất thấp như đã từng có."
Quỹ phòng hộ hàng đầu Pure Alpha II của Dalio, đã kết thúc quý đầu tiên với mức giảm khoảng 20%, sau khi chọn sai chiều của đợt bán tháo bắt đầu vào cuối tháng Hai. Ông cho rằng vào giữa tháng ba, đại dịch đã đánh trúng thời điểm "tồi tệ" nhất của Brigdewater bởi vì danh mục của quỹ đang hưởng lợi từ các thị trường giá lên.
Dalio tin rằng tác động kinh tế và xã hội của virus Corona nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng tài chính 2008, ông thấy sự tương đồng nhiều hơn với thời kì Đại khủng hoảng và việc đánh giá các chương trình của chính phủ tác động thế nào tới giá trị của đồng tiền, hay loại tài sản nào sẽ thành tài sản dự trữ mới là rất quan trọng.
Hạ Linh - Nhịp sống Kinh tế