Không phân biệt nam nữ, sau 50 tuổi có 2 con số phải thường xuyên theo dõi: Kiểm soát không tốt, tuổi thọ ngắn đi trông thấy

(Tổ Quốc) - Bước vào tuổi trung niên, nếu chúng ta biết tránh bệnh béo phì, cơ thể không chỉ khỏe mạnh vì bảo vệ được xương khớp mà còn giúp ta kéo dài tuổi thọ.

Như chúng ta đã biết, béo phì không chỉ ảnh hưởng đến hình thể bên ngoài mà còn có thể gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm khác nhau. Khi về già, cơ thể chúng ta dần xuất hiện tình trạng tích mỡ gây ra thừa cân và nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều người cao tuổi hoặc ở độ tuổi trung niên vẫn có thể giữ được thân hình cân đối và dẻo dai. Theo các chuyên gia, họ là những người có thể thể chất tốt và có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính thấp hơn so với người béo phì.

Sau nhiều năm nghiên cứu, người ta phát hiện ra rằng cân nặng có ảnh hưởng nhất định đối với tuổi thọ và chất lượng sống của con người. Dưới đây là lý do tại sao:

Cân nặng tác động đến tuổi thọ

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cân nặng và tỉ lệ tử vong thực sự có mối liên hệ với nhau. Không riêng gì với người cao tuổi hay trung niên, cân nặng cũng có những tác động nhất định đối với những người trẻ tuổi. Thừa cân hay thiếu cân cũng đều không có lợi cho sức khỏe của chúng ta.

Sau một độ tuổi nhất định, các bộ phận của cơ thể dần đi vào giai đoạn thoái hóa, mạch máu tích tụ chất béo. Lúc này, cơ thể sẽ gặp vấn đề về tăng cân và dễ mắc phải tình trạng thừa cân béo phì cùng các bệnh về tim mạch khác. Ngược lại, nếu cơ thể gầy yếu và không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, sức đề kháng và khả năng miễn dịch cũng sẽ giảm sút.

Qua đây không khó để thấy rằng có lẽ đối với mỗi người ở các độ tuổi khác nhau thì tiêu chuẩn cân nặng cũng sẽ có khoảng cách nhất định. Thừa cân hay thừa cân đều không tốt cho sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Không phân biệt nam nữ, sau 50 tuổi có 2 con số phải thường xuyên theo dõi: Kiểm soát không tốt, tuổi thọ ngắn đi trông thấy - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Có thể nói, tuổi thọ và cân nặng của một người có mối quan hệ mật thiết. Sau tuổi 50, chúng ta cần phải kiểm soát cân nặng để duy trì sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Sau 50 tuổi, đâu là ngưỡng an toàn?

1. Thể trọng

Chỉ số đầu tiên mà người trung niên và cao tuổi cần kiểm soát đó là thể trọng cơ thể. Để tính chỉ số này, người ta sử dụng BMI (Body Mass Index).

Cách tính: BMI = cân nặng (tính bằng kilôgam)/Chiều cao (tính bằng mét)

Nếu kết quả BMI < 18,5 thì có nghĩa bạn đang ở ngưỡng gầy. Nếu BMI ở ngưỡng từ 18,5 đến 24 thì đó là dấu hiệu của cơ thể cân đối. Chỉ số BMI ≥ 24 thì đồng nghĩa với việc bạn đang thừa cân. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số dấu mốc dưới đây:

BMI ≥ 28: Béo phì nhẹ

BMI ≥ 30: Béo phì vừa phải

BMI ≥ 40: Béo phì nặng

Đối với người trung niên và người trên 50 tuổi, chỉ số BMI duy trì được từ 18,5 đến 24 là lý tưởng nhất.

Không phân biệt nam nữ, sau 50 tuổi có 2 con số phải thường xuyên theo dõi: Kiểm soát không tốt, tuổi thọ ngắn đi trông thấy - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

 2. Vòng eo

Người qua tuổi trung niên dễ gặp phải tình trạng mỡ nội tạng. Điều này có thể thấy rõ nhất qua số đo vòng eo.

Sau 50 tuổi, cả nam và nữ đều sẽ xuất hiện tình trạng vòng 2 tăng lên. Trong trường hợp cơ thể không tăng cân đều mà chỉ vùng bụng to lên thì đó chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng mỡ nội tạng. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ bệnh tật, suy yếu sức khỏe ở những người trung niên và cao tuổi.

Trong trường hợp bình thường, khi vòng bụng nam giới lớn hơn 90 cm và của nữ giới lớn hơn 85 cm thì cũng thuộc dạng béo phì. Tuy nhiên tiêu chuẩn này cũng sẽ thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào cơ thể của mỗi người.

Như đã đề cập ở trên, sau 50 tuổi, tình trạng vòng eo tăng lên cũng là điều không thể tránh khỏi. Hai số liệu trên cũng chỉ mang tính chất tham khảo .

Làm thế nào để duy trì sức khỏe tốt?

1. Khám sức khỏe định kỳ

Sau 50 tuổi, cơ thể đã bước vào giai đoạn dễ mắc nhiều loại bệnh khác nhau, đặc biệt một số loại bệnh phổ biến như các bệnh về tim mạch và mạch máu não (nhồi máu cơ tim, xuất huyết não, nhũn não…). Người trung niên phải hình thành và duy trì thói quen khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời.

2. Chọn sản phẩm hợp lý cho sức khỏe

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm tăng cường sức khỏe dành cho người trung niên và cao tuổi; tuy nhiên đối với các sản phẩm thuốc, nếu uống lâu và số lượng nhiều thì có thể gây ra tổn thương về thể chất, đặc biệt ở bộ phận gan và thận. Vì vậy, khi lựa chọn sản phẩm, người trung niên và cao tuổi nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn trước khi sử dụng.

3. Ngủ đủ giấc

Tình trạng mất ngủ, ngủ chập chờn rất dễ xảy đến với người trung niên và cao tuổi. Tuy nhiên, giấc ngủ có tầm quan trọng lớn trong việc duy trì sức khỏe, vì vậy người trung niên và cao tuổi cần quan tâm tới giấc ngủ và có các biện pháp phù hợp duy trì giấc ngủ tốt.

Ngoài ra, muốn duy trì một cân nặng lý tưởng, người trung niên cũng nên thể dục, vận động thường xuyên; uống nước đầy đủ và giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ. Tất cả những sự thực hành này đều sẽ mang lại sức khỏe tốt và hạnh phúc về sau.

Theo Toutiao, 163

Không phân biệt nam nữ, sau 50 tuổi có 2 con số phải thường xuyên theo dõi: Kiểm soát không tốt, tuổi thọ ngắn đi trông thấy - Ảnh 3.

Thuỳ Anh

Tin Cùng Chuyên Mục
Hành trình tìm lại những bước chân vững chắc nhờ phương pháp độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc

Hành trình tìm lại những bước chân vững chắc nhờ phương pháp độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc

Đi lại vốn là chuyện dễ dàng tựa như hơi thở với bao người nhưng lại là điều vô cùng khó khăn đối với những bệnh nhân mắc tổn thương khớp gối. Hành trình gian nan tìm lại bước chân vững chãi của họ giờ đây trở nên dễ dàng nhờ phương pháp thay khớp gối độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc.
Tin mới