Đóng vai trò là đầu mối quan trọng trong hành lang kinh tế Đông - Tây, Quảng Trị đang thay da dổi thịt với hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư mạnh mẽ, dòng vốn đầu tư đổ về ngày càng nhiều và thu nhập người dân tăng lên. Sự tăng trưởng mọi mặt dẫn nhu cầu về không gian sống hiện đại cũng gia tăng.
Đầu mối quan trọng của hành lang kinh tế Đông Tây
Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC) là tuyến hành lang xuyên 4 nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Đây cũng là con đường nối liền với không gian kinh tế sông Hằng (Ấn Độ), rút ngắn khoảng cách giao thương và mở rộng kinh tế giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đồng thời hành lang nằm trên tuyến đường xuyên Á, cầu nối giữa thị trường Trung Quốc rộng lớn với khu vực ASEAN.
Tại Việt Nam, Quảng Trị là điểm đầu kết nối nước ta trên tuyến EWEC, là giao điểm huyết mạch về đường bộ, đường sắt, đường thủy… tới hai miền Nam - Bắc. Vị trí đặc biệt quan trọng mở ra cơ hội để tỉnh hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch.
Ngoài hành lang EWEC, tỉnh Quảng Trị còn ở vị trí đầu mối trong hành lang kinh tế song song PARA-EWEC kết nối giữa Quảng Trị (Việt Nam) - Salavan (Lào) - Ubon Ratchathani (Thái Lan). Đây là con đường ngắn nhất nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương thông qua cảng biển nước sâu Mỹ Thủy (Quảng Trị). Đây cũng là trung tâm giao thương của 4 nước Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam ra thế giới, là hạt nhân quan trọng trong chuỗi cung ứng thương mại, du lịch, vận tải và logistics giữa Quảng Trị và các nước trong khu vực.
Sở hữu vị trí cửa ngõ, nắm vai trò quan trọng trong hành lang kinh tế Đông - Tây, Quảng Trị đã đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng giao thông để kết nối kinh tế, thông thương ra biển Đông. Các dự án giao thông nổi bật đã hoàn thành hoặc đang được triển khai tại đây có cao tốc Cam Lộ - La Sơn, Vạn Ninh - Cam Lộ, cảng Mỹ Thủy, cảng Cửa Việt, sân bay Quảng Trị, cùng với tuyến đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 9 hiện hữu.
Hệ thống hạ tầng giao thông linh hoạt, đa dạng, đầy đủ đã hút mạnh dòng tiền đầu tư đổ về đây. Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị, đến nay trên địa bàn tỉnh có 595 dự án được cấp phép đầu tư còn hiệu lực, với tổng vốn hơn 241.479 tỷ đồng. Tính từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 20 dự án được cấp phép đầu tư với tổng vốn 542,65 tỷ đồng.
Luồng gió mới cho BĐS Quảng Trị
Tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ tại Quảng Trị không chỉ gia tăng thu nhập cho người dân mà còn thu hút giới thượng lưu, lượng lớn chuyên gia, lao động cao cấp đến Quảng Trị sinh sống và làm việc lâu dài.
Tuy nhiên, trái ngược với sự tăng tốc kinh tế, mặt bằng bất động sản tại đây vẫn chưa theo kịp nhu cầu. Thị trường chủ yếu ghi nhận sản phẩm được quy hoạch nhỏ lẻ, tiện ích thiếu đồng bộ. Trong khi tại các thành phố như Huế, Đà Nẵng… người dân, nhà đầu tư có thể dễ dàng sở hữu BĐS tại những khu đô thị bài bản, văn minh, đẳng cấp vượt trội thì số lượng dự án tại Quảng Trị chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Đón đầu làn sóng tăng trưởng, khoảng vài năm trở lại đây, nhiều dự án bất động sản quy mô lớn đã chính thức đổ bộ vào Quảng Trị. Đơn cử như sự xuất hiện của Vingroup với dự án Vincom Shophouse Royal Park được coi là luồng gió mới cho thị trường bất động sản tỉnh khi kiến tạo không gian sống hiện đại, đẳng cấp, tiện ích hiện đại, giải tỏa "cơn khát" nhà ở hạng sang cho giới thượng lưu tại đây.
Theo giới đầu tư, sự xuất hiện của những nhà đầu tư có tầm nhìn đang góp phần đưa địa phương này trở thành tâm điểm nhộn nhịp bậc nhất miền Trung. Đây chính là tiền đề gia tăng chuẩn sống cao cấp mới tại tỉnh Quảng Trị, đồng thời tạo nên "bước đệm nhảy vọt" thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực nói chung và thị trường bất động sản tỉnh Quảng Trị nói riêng.