(Tổ Quốc) - Hàng loạt công ty lớn của Anh đang phải cắt giảm hàng trăm ngàn đến hàng triệu việc làm nhằm giảm thiểu kinh phí hoạt động trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây chấn động nền kinh tế và buộc các doanh nghiệp phải tự cứu vớt lấy mình.
Một trong những công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới BP và công ty thời trang xa xỉ Mulberry cho biết sẽ cắt giảm khoảng 15% và 25% lực lượng lao động trên toàn cầu, tương ứng với 10.000 việc làm tại BP và 350 việc làm tại Mulberry.
Các công ty lớn của Anh hiện đang phải cắt giảm 75.000 việc làm, thậm chí sẽ bị phong tỏa một phần và tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội vào những tháng mùa hè. Các công ty nhỏ hơn cũng đang phải đóng cửa, góp phần làm hàng trăm ngàn việc làm bị cắt giảm.
British Airways cũng đang cắt giảm 12.000 việc làm, tương đương hơn 1/4 lực lượng lao động trong bối cảnh nhu cầu đi lại của người dân suy giảm trầm trọng.
Tuy nhiên, các hãng vận tải đối thủ EasyJet và Virgin Atlantic vẫn sẽ đảm bảo 4.500 và 3.000 việc làm trong khi 9000 việc làm và 1.800 lao động lần lượt bị cắt gảm tại công ty kỹ thuật và hàng không vũ trụ Rolls-Royce và Nhà cung cấp phụ tùng Meggitt.
Không chỉ các hãng hàng không, việc các nhà sản xuất ô tô cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề cũng thể hiện ở con số việc làm bị cắt giảm như Bentley (1.000), McLaren (1.200) và Aston Martin (500).
Ngân hàng HSBC tuyên bố vào tháng 2 rằng họ sẽ cắt giảm 35.000 vị trí, nhưng vẫn giữ lại nguồn lao động để tránh việc buộc người lao động phải tìm kiếm một công việc mới trong bối cảnh đại dịch.
Theo dữ liệu của chính phủ Anh cho thấy trong tháng 4 vừa qua đã có hàng trăm ngàn việc làm đã bị cắt giảm.
Tuy tỉ lệ thất nghiệp của Anh vẫn ở mức dưới 4% trong tháng 3 nhưng những con số việc làm bị cắt giảm trên đã lờ mờ báo trước về một cuộc khủng hoảng thiếu việc làm sắp diễn ra. Theo dữ liệu của chính phủ cho thấy, số lượng công nhân xuất hiện trong bảng lương công ty giảm hơn 450.000 trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 4,.
Chính phủ Anh đã tung ra gói hỗ trợ 80% lương cho khoảng 8,7 triệu công nhân bắt buộc phải nghỉ việc. Nhưng gói hỗ trợ chỉ kéo dài từ tháng 8 đến tháng 10 cộng với việc phải đối mặt với sự thâm hụt trầm trọng về nhu cầu, các công ty có thể phải vật lộn để tìm việc cho nhiều nhân viên khi họ quay trở lại.
Tổng giám đốc của Hiệp hội giám đốc cho hay "Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều biết rằng gói hỗ trợ của chính phủ sẽ không là vô hạn, nhưng nếu không có nguồn thu, nhiều công ty sẽ buộc phải đưa ra quyết định khó khăn vào tháng 8."
Trong một cuộc khảo sát của một viện nghiên cứu dựa trên 700 giám đốc của các công ty, gần ¼ cho biết họ không đủ khả năng chi trả tiền lương cho nhân viên từ tháng 8 đến tháng 10.
Các nhà hàng, quán rượu và quán bar thậm chí có thể lâm vào tình cảnh khó khăn hơn. Tờ Telegraph đưa tin rằng Thủ tướng Anh đã quyết định đưa việc mở cửa trở lại lĩnh vực khách sạn từ cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 sau khi được thông báo rằng có tới 3,5 triệu việc làm trong lĩnh vực này có nguy cơ phải cắt giảm.
Andrew Wishart, chuyên gia kinh tế của Viện nghiên cứu kinh tế có trụ sở tại London, Anh lại hy vọng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên 9% trong những tháng tới. "Hầu hết các bước nhảy vọt sẽ nhanh chóng bị đảo ngược khi kết thúc việc phong tỏa, nhưng chúng tôi vẫn hy vọng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tiếp tục tăng trong vài năm tới", ông cho biết.
Nguyệt Giang