(Tổ Quốc) - Ủy ban châu Âu (EU) đã đề xuất các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, bao gồm lệnh cấm mua than của Nga và cấm các tàu của Nga đi vào các cảng của EU. Tuy nhiên, EU phải đối mặt với một công việc vô cùng khó khăn là tự cai nghiện năng lượng nhập khẩu từ nước láng giềng phía Đông này.
Xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra, Mỹ đã cấm nhập khẩu dầu của Nga, Anh cũng xác nhận kế hoạch cấm. Tuy nhiên, nội bộ EU vẫn đang chia rẽ về vấn đề này.
Tại cuộc họp của Nghị viện châu Âu trụ sở ở thành phố Strasbourg của Pháp, trong bối cảnh EU dự định áp đặt vòng trừng phạt thứ 5 nhằm vào hoạt động xuất khẩu than đá của Nga, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết EU "sớm muộn" cũng sẽ phải áp đặt các biện pháp hạn chế đối với dầu và khí đốt nhập khẩu từ Nga. Tuy nhiên, để đi đến quyết định đó không phải là điều dễ dàng.
Vậy EU phụ thuộc vào dầu mỏ Nga đến mức độ nào?
EU NHẬP KHẨU BAO NHIÊU DẦU NGA?
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), châu Âu là điểm đến cho gần một nửa xuất khẩu dầu mỏ sản phẩm từ dầu thô và của Nga. Con số này tương ứng với 2,2 triệu thùng (bpd) dầu thô và 1,2 triệu bpd sản phẩm dầu mỏ mỗi ngày.
Các thị trường xuất khẩu dầu chủ chốt của Nga.
Nga là nhà cung cấp dầu lớn nhất của châu Âu, chiếm hơn 1/4 lượng dầu nhập khẩu của EU vào năm 2020, theo dữ liệu từ văn phòng thống kê EU - Eurostat.
Xuất khẩu dầu thô và khí ngưng tụ của Nga năm 2021.
NHỮNG NƯỚC NÀO TRONG EU NHẬP KHẨU NHIỀU DẦU NHẤT TỪ NGA?
Theo IEA, Đức là nước EU mua nhiều dầu nhất của Nga với 555.000 thùng ngày, chiếm 34% tổng lượng dầu nhập khẩu của nước này vào năm 2021.
Nước láng giềng của Nga là Ba Lan nhập 300.000 thùng/ngày, tương đương 63% vào năm 2021. Đức và Ba Lan đều nằm trên tuyến đường phía bắc của đường ống Druzhba, tuyến đường trung chuyển chính để xuất khẩu dầu của Nga sang châu Âu.
Vào tháng 11/2021, Hà Lan đã nhập khẩu 748,00 thùng/ngày, tương đương 23% tổng lượng nhập khẩu của nước này, mặc dù Đức đã nhập khẩu nhiều hơn trong tháng đó, và nước này xuất khẩu nhiều hơn mức tiêu thụ - chủ yếu từ trung tâm lọc dầu khổng lồ tại Amsterdam-Rotterdam-Antwerp.
Ngay cả khi chiến sự ở Ukraine đang diễn ra, kể từ khi Moskva mở chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine hôm 24/2 đến nay, EU đã trả cho Nga 35 tỉ euro (38 tỉ USD) để nhập khẩu năng lượng từ Nga. Ủy viên cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của EU, ông Josep Borrell, cho biết.
Mức độ phụ thuộc của các nước OECD vào dầu mỏ Nga.
Căng thẳng ở Ukraine gia tăng khiến một số quốc gia thành viên trong khối, trong đó có Ba Lan và ba nước vùng Baltic là Estonia, Litva, Latvia, mạnh mẽ kêu gọi thực hiện lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga. Nhưng những đề xuất như vậy tiếp tục gặp vấp phải sự phản đối của Đức, Hungary và Áo.
Một số nước EU đã đề xuất ý một số ý tưởng giảm khối lượng dầu nhập khẩu từ Nga mà không cần kích hoạt một lệnh trừng phạt toàn diện. Một trong số này là áp thuế nhập khẩu lớn nhằm vào nguồn dầu thô của Nga để từ đó hạn chế nhu cầu tiêu thụ trong EU. Tuy nhiên, đề xuất này có thể sẽ gặp phải rào cản chính trị đối với nhiều nước trong khối, khi mà chính phủ sở tại phải đối mặt với sức ép từ người tiêu dùng, giới lái xe, doanh nghiệp về giá nhiên liệu tăng vọt.
Nguồn: Refinitiv
Vũ Ngọc Diệp