(Tổ Quốc) - Dịch bệnh Covid-19, đã phơi bày những nhược điểm của phương pháp kinh doanh truyền thống và chứng minh xu hướng ứng dụng công nghệ trong Doanh nghiệp là tất yếu.
Hiện nay, rất nhiều Doanh nghiệp đã và đang hưởng lợi thế cạnh tranh hơn đối thủ vì đã đi trước trong công cuộc chuyển đổi số này. Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện chuyển đổi số, hiện tại sẽ chưa cảm thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, kết quả chuyển đổi số sẽ rõ rệt sau 1-2 năm nữa. Lúc đó, Doanh nghiệp sẽ vất vả đuổi theo hoặc mãi bị đối thủ bỏ lại phía sau.
Đặc biệt là trong kỷ nguyên chuyển đổi số 4.0 đang diễn ra rất mạnh mẽ, ứng dụng công nghệ sẽ quyết định đến tương lại của doanh nghiệp trong những năm tới. Một giải pháp được coi là hoàn hảo, tốt nhất từ nhiều năm nay được thế giới áp dụng là các hệ thống ERP (Enterprise Resources Planning).
Kể từ khi ra đời năm 1990, Hệ thống hoạch định tổng thể nguồn lực Doanh nghiệp ERP đến nay đã trải qua 2 thế hệ và đang ở thế hệ thứ 3. Thế hệ ERP III, đã khắc phục được các nhược điểm quan trọng của các hệ thống ERP trước. Hơn 30 năm hình thành và phát triển, đến nay ERP cho thấy là giải pháp toàn diện và tốt nhất cho mọi Doanh nghiệp muốn thực hiện ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất kinh doanh.
ERP bao gồm tất cả ứng dụng, phân hệ với đầy đủ chức năng nhưng được quản lý thống nhất trên cùng một hệ thống. Mọi hoạt động của Doanh nghiệp từ đầu vào, sản xuất, kho vận, bán hàng, tài chính kế toán, tài sản, nhân sự… được quản lý chặt chẽ theo quy trình. Từ đó, thông tin về hoạt động của Doanh nghiệp được cập nhập liên tục, chính xác và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Theo khảo sát, chỉ chưa tới 1% các doanh nghiệp ở Việt Nam ứng dụng được hệ thống ERP. Trong đó, chủ yếu là các Tập đoàn, Công ty lớn và các doanh nghiệp FDI. Bởi lẽ triển khai ERP là quá trình phức tạp, tốn kém và đòi hỏi sự quyết tâm rất lớn của lãnh đạo Doanh nghiệp. Trở ngại lớn nhất là chi phí quá đắt đỏ, vượt quá khả năng chi trả đối với những Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, hệ thống cồng kềnh phức tạp dẫn đến cần nhân lực nhiều và thời gian triển khai kéo dài. Điều đó khiến cho những Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) gần như không thể tiếp cận được các hệ thống ERP.
Về nhà cung cấp giải pháp ERP, trên thế giới đã có những hãng nổi tiếng như: Infor LN ERP, SAP, Oracle ERP, Microsoft Dynamics…Ở Việt Nam, chỉ mới khoảng 5 năm trở lại đây bắt đầu xuất hiện các sản phẩm ERP thuần Việt, đa số là nâng cấp từ kế toán hoặc bán hàng. Tuy còn rất nhiều hạn chế về giao diện, trải nghiệm người dùng và công nghệ nhưng ban đầu đáp ứng được cơ bản nhu cầu của doanh nghiệp. Trong đó, chưa có hệ thống nào có thể phù hợp được với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sau 5 năm nghiên cứu và phát triển, Công ty công nghệ Ligosoft đã phát triển thành công và cho ra mắt hệ thống LigoERP từ năm 2020. Một giải pháp quản trị tổng thể nguồn lực dành riêng cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tiên ở Việt Nam.
LigoERP có 8 phân hệ cốt lõi: mua hàng, bán hàng, kho vận, nhân sự, khách hàng, tài sản, tài chính và kế toán. Ngoài ra còn có nhiều tiện ích hiện đại như: quản lý công việc, quản lý và số hóa văn bản hành chính, quản lý tài liệu, Chát… Xem thêm LigoERP
Cũng theo Ligosoft, LigoERP là thế hệ ERP thứ 3 có rất nhiều ưu điểm vượt trội vì được hưởng lợi thế từ thế hệ đi sau và có nhiều nền tảng công nghệ mới để phát triển như: AI, IoT, Cloud. Đảm bảo số hóa được 99% hoạt động của Doanh nghiệp SME chỉ trên một nền tảng với giá thành phù hợp với các doanh nghiệp SME.
Một số lợi thế của của LigoERP: hoạt động trên nền tảng Cloud nên không cần cài đặt, không cần sever và nhân lực vận hành; thời gian triển khai chỉ còn 30% do với mô hình ERP cũ. Hệ thống chạy trên nền tảng web app, mobile app nên có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi và mọi thiết bị. Ngoài ra còn dễ dàng tích hợp với các hệ thống khác qua API hoặc nâng cấp tính năng mới.
Đặc biệt mô hình triển khai "thuê bao phần mềm" được tính theo user sử dụng giúp giảm chi phí, phù hợp với khả năng tài chính của các Doanh nghiệp SME. Ngoài ra, với các Doanh nghiệp lớn Ligosoft có thể cung cấp bản Enterprise, cho phép tùy chỉn và phát triển thêm tính năng theo nhu cầu đặc thù riêng.
Hi vọng, với sự ra đời của LigoERP các doanh nghiệp SME ở nước ta có thêm công cụ đắc lực đồng hành trong hành trình chuyển đổi số. Từ đó nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững hơn.
Ánh Dương