(Tổ Quốc) - Giá tiêu dùng ở Mỹ tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ 1982, gây áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong việc phải đẩy nhanh tốc độ thắt chặt chính sách. Tại Brazil và Peru, các ngân hàng trung ương đang nắm bắt chu kỳ thắt chặt tiền tệ cũng để chống lại lạm phát tăng cao. Trong khi nền kinh tế của Pháp tiếp tục phục hồi thì Vương quốc Anh đang tụt hậu bởi bận rộn với các biện pháp hạn chế sự lây lan của biến thể Omicron, khiến hoạt động trong các lĩnh vực có thể sẽ còn giảm thêm nữa.
Dưới đây là những biểu đồ về diễn biến mới nhất của nền kinh tế toàn cầu:.
MỸ: ÁP LỰC GIÁ TĂNG
Lạm phát tháng 11 tăng nhiều nhất kể từ năm 1982 (so với cùng tháng năm trước).
Giá tiêu dùng tháng 11 tăng với tốc độ nhanh nhất trong vòng gần 40 năm so theo năm, cho thấy lạm phát cao và dai dẳng đang làm ‘xói mòn’ tiền lương của người lao động và gia tăng áp lực lên Fed trong việc phải đẩy nhanh tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ. CPI tăng mạnh phản ánh sự hồi phục trong hầu hết các lĩnh vực.
'CƠN ÁC MỘNG' VỀ HẬU CẦN
Chi phí vận chuyển, kho hàng và hàng tồn kho ở Mỹ tăng gần kỷ lục lịch sử (trên ngưỡng 50 là tăng, dưới 50 là giảm).
Chỉ số Quản lý Hậu cần hàng tuần của Mỹ tuần này cho thấy rất khó để các chuỗi cung ứng sớm trở lại bình thường.
Chỉ số này tháng 11 đã tăng tháng thứ hai liên tiếp, phản ánh chi phí kho hàng đã tăng lên mức kỷ lục, cũng như chi phí vận chuyển và hàng tồn kho tăng, và những người tham gia khảo sát của Bloomberg không dự đoán sẽ có bất kỳ lần giảm đáng kể nào trong 12 tháng tới.
CHÂU ÂU: KINH TẾ ĐỨC BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI GIÁ ĐIỆN CAO
"Sức khỏe" nền kinh tế Đức: Giá điện cao kéo dài.
Giá điện kỳ hạn giao trong năm 2022 đã tăng gần 11% ở Đức và 7,7% ở Pháp do thời tiết băng giá buộc các công ty điện lực ở châu Âu phải sử dụng thêm khí đốt, than, thậm than và thậm chí là dầu để duy trì hoạt động phát điện. Cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu sẽ dự báo sẽ còn kéo dài khi giá điện tăng lên mức kỷ lục, thúc đẩy lạm phát và làm tăng hóa đơn tiền điện của hàng triệu hộ gia đình và các ngành công nghiệp trên khắp lục địa.
PHÁP HỒI PHỤC HOÀN TOÀN
Hoạt động kinh tế của Pháp trở lại mức trước khủng hoảng
Hoạt động kinh tế của Pháp dự báo sẽ tiếp tục tăng trong tháng 12, bất chấp một làn sóng mới của đại dịch Covid-19 và sự không chắc chắn về biến thể Omicron. Ngân hàng Trung ương Pháp ước tính hoạt động kinh tế tháng 11 tăng 0,5% so với mức trước khủng hoảng và tăng 0,75% trong tháng này.
ANH TỤT HẬU
Vương quốc Anh hồi phục chậm hơn nhiều so với mức trước khủng hoảng so với hầu hết các nền kinh tế.
Các tổ chức kinh doanh của Vương quốc Anh đã kêu gọi sự hỗ trợ của chính phủ sau khi Thủ tướng Boris Johnson công bố các hạn chế nhằm hạn chế sự lây lan của biến thể Omicron Bloomberg Economics ước tính có thể khiến nền kinh tế thiệt hại tới 2 tỷ bảng Anh (2,6 tỷ USD) mỗi tháng.
NHẬT BẢN GIẢM
Nền kinh tế Nhật Bản suy thoái với tốc độ nhanh hơn so với ước tính ban đầu do người mua sắm cắt giảm mạnh việc muabans trong đợt tăng Covid vào mùa hè.
THỊ TRƯỜNG MỚI NỔI
Bán lẻ của Brazil giảm mạnh hơn dự kiến.
Doanh số bán lẻ của Brazil bất ngờ giảm tháng thứ ba liên tiếp, cộng thêm tin xấu sau khi lạm phát cao và việc tăng lãi suất mạnh mẽ đã kéo nền kinh tế lớn nhất châu Mỹ Latinh rơi vào suy thoái.
Lạm phát của Mexico tăng lên mức cao nhất 21 năm.
TĂNG LÃI SUẤT
Mexico công bố lạm phát hàng năm nhanh nhất trong gần 21 năm khi ngân hàng trung ương chuẩn bị tăng lãi suất cho cuộc họp thứ năm liên tiếp vào tuần tới.
Mexico và Peru đều tăng lãi suất tiền gửi trong tuần này. Mexico có mức lạm phát nhanh nhất trong 21 năm (so với cùng kỳ năm trước), vì các ngân hàng trung uông đang chuẩn bị quyết định tăng lãi suất trong cuộc họp tuần tới.
Lạm phát của Mexico tăng lên mức cao nhất 21 năm; Kinh tế Ecuador đã đô la hóa; Argentina không đặt mục tiêu lạm phát.
Ngân hàng trung ương Brazil đã tăng lãi suất lần thứ hai liên tiếp lên 150 điểm cơ bản và cam kết rằng chu kỳ thắt chặt mạnh mẽ nhất trên thế giới sẽ không kết thúc cho đến khi ước tính lạm phát gia tăng trở lại và quay vềmục tiêu. Tại Peru, các quan chức đã tăng lãi suất tháng thứ 5 liên tiếp.
THẾ GIỚI
Giờ làm việc trung bình của mỗi lao động ở một số nước.
Trên khắp thế giới, hàng triệu người đang nghĩ lại về cách họ làm việc và sống — và làm thế nào để cân bằng tốt hơn hai điều này. Theo một cuộc khảo sát của Microsoft Corp., gần một nửa số công nhân trên thế giới đang cân nhắc nghỉ việc. Giờ làm việc đã giảm ở các nước giàu hơn trong nhiều thập kỷ qua.
Tỷ lệ tài sản mà các tỷ phú nắm giữ trên toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục trong cuộc khủng hoảng Covid-19, thông tin từ một nhóm do nhà kinh tế học người Pháp Thomas Piketty thành lập. Cuộc tranh luận về sự bất bình đẳng ngày càng trầm trọng trong cuộc khủng hoảng y tế công cộng đang làm tổn thương các nền kinh tế đang phát triển - vốn đang thiếu vắc xin cũng như nguồn tài chính để chống đỡ - thậm chí còn nhiều hơn các nền kinh tế tiên tiến.
Tham khảo: Bloomberg
Thu Ngân