Tiên phong đầu tư sớm vào sản xuất và cung cấp các giải pháp vật liệu xây dựng nhẹ, bền vững, đến nay Saint-Gobain gặt hái được thành công và sẵn sàng mở rộng hệ sinh thái các giải pháp này để đáp ứng cho nhu cầu thị trường tiềm năng tại Việt Nam.
Phát triển bền vững đang trở thành xu thế lớn trên thế giới trong bối cảnh tác động từ các hiểm họa khí hậu ngày càng trầm trọng. Theo nghiên cứu của S&P Global, GDP toàn cầu có thể tổn thất đến 4,4% hàng năm nếu không có biện pháp thích ứng.
Nhận thức được điều này, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn. Tại Hội nghị COP26, Việt Nam công bố mục tiêu trung hòa carbon (Net Zero) vào năm 2050. Ngày 1/10/2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050", bao gồm mục tiêu xanh hóa các ngành kinh tế.
Để đạt được mục tiêu tham vọng về Net Zero cũng như chiến lược tăng trưởng xanh, ngoài nỗ lực chính sách còn đòi hỏi sự tham gia chủ động của nhiều ngành, lĩnh vực. Đơn cử như tính cấp thiết phải chuyển đổi xanh ngành công nghiệp xây dựng - nơi vừa là nền tảng quan trọng trong nền kinh tế vừa chiếm tỷ trọng phát thải lớn.
Trên "con đường màu xanh" này, Saint-Gobain nổi bật là doanh nghiệp tiên phong xác định phát triển bền vững là chiến lược trọng tâm trong kinh doanh từ rất sớm. "Tầm nhìn của chúng tôi là Tập đoàn cung cấp vật liệu xây dựng nhẹ và bền vững hàng đầu thế giới", ông Benoit Bazin, CEO Saint-Gobain khẳng định trong chuyến công tác đến Việt Nam mới đây.
"Khoảng 75% các giải pháp của Saint-Gobain có tác động tích cực đến bền vững, bao gồm giảm khí CO2, bảo tồn tài nguyên tự nhiên và cải thiện không gian sống. Chúng nỗ lực thúc đẩy các phát kiến giúp xanh hóa ngành xây dựng tại Việt Nam", ông Benoit Bazin cho biết. Theo đó, Tập đoàn cung cấp các giải pháp đồng bộ và toàn diện để "xanh hóa" công trình từ bên trong ra bên ngoài, từ móng đến mái, tạo nên lợi thế đa dạng về vật liệu nhẹ đến từ một nhà cung cấp duy nhất của Saint-Gobain trên đường đua "xanh". Tòa nhà của Saint-Gobain tại Paris áp dụng hơn 80 giải pháp về vật liệu nhẹ bền vững của công ty là một điển hình.
Các loại vật liệu này đóng góp đáng kể vào giảm phát thải carbon. Ví dụ, giải pháp vữa tô gốc thạch cao giảm 75% lượng khí thải CO2 so với vữa tô gốc xi măng truyền thống. Đó là chưa kể vật liệu này giúp giảm tiêu thụ cát xây dựng - nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt tại Việt Nam. Hay như ứng dụng nguyên liệu từ hydro trong sản xuất kính giúp giảm 70% lượng khí CO2 phát thải trực tiếp ra môi trường.
Bên cạnh giải pháp vật liệu nhẹ, lợi thế "xanh" của Saint-Gobain còn nằm ở phần lớn các sản đều được đánh giá LCA. Nhờ vậy, công trình sử dụng đa dạng các giải pháp vật liệu nhẹ - bền vững của Tập đoàn có thể ghi tối đa 41 điểm vào 12 tiêu chí đánh giá công trình xanh LEED. Trong quá trình vận hành công trình, hệ giải pháp của Saint-Gobain tiếp tục mang lại không gian sống tiện nghi và thân thiện cho người dùng, bảo đảm chất lượng không khí an toàn trong nhà; đạt tiện nghi về âm thanh; tối ưu năng lượng; thi công và tạo hình dễ dàng mang lại trải nghiệm thiết kế đa dạng,…
Với sự tiên phong và những nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành xây dựng, Saint-Gobain đã và đang góp phần kiến tạo nên nhiều công trình xanh tại Việt Nam.
Không chỉ sản xuất ra vật liệu bền vững, Saint-Gobain còn chú trọng đầu tư từ sớm vào hệ sinh thái sản xuất và vận hành xanh. Toàn bộ 9 nhà máy của Saint-Gobain tại Việt Nam đều vận hành theo chuẩn WCM (World Class Manufacturing) để quản lý chất lượng sản phẩm đồng nhất, tối ưu hóa sản xuất và tiết kiệm năng lượng. Một số nhà máy đã đạt trên 40% tỷ lệ sử dụng điện mặt trời cho hoạt động sản xuất.
Chiến lược tập trung vào phát triển bền vững cũng mang lại quả ngọt cho cho chính Tập đoàn. CEO Benoit Bazin tiết lộ doanh số bán hàng tại đây tăng gấp 4 lần trong 10 năm qua. Năm 2023, sự kiện Rencontres thường niên của Tập đoàn đã gọi tên Saint-Gobain Việt Nam cho danh hiệu The Arches ở hạng mục Tăng trưởng.
Đến nay, Saint-Gobain Việt Nam có hơn 1000 nhân viên, hơn 2000 nhà bán lẻ cấp hai và hơn 10.000 thợ thi công sử dụng các giải pháp trong hệ sinh thái của doanh nghiệp để mang đến các công trình trên toàn quốc. Với thị trường gần 100 triệu dân, nền kinh tế tăng trưởng tốt, đô thị hóa nhanh và hạ tầng liên tục phát triển theo hướng bền vững, ông Benoit Bazin nhìn thấy cơ hội lớn tại đây thời gian tới. "Chúng tôi mong muốn hỗ trợ ngành xây dựng Việt Nam chuyển đổi xanh nhanh về tổng thể. Với tiềm năng phát triển lớn, chúng tôi cam kết mở rộng đầu tư tại đây", ông khẳng định.