(Tổ Quốc) - “Xưa tôi mở một cửa hàng PizzaHome thì tiền đầu tư phải 300 triệu đồng trở lên mới có thể mở được một cửa hàng nhỏ. Nay thị trường bán đồ ăn trực tuyến bùng nổ, nếu startup từ những món ăn đơn giản hơn như Mỳ trộn, Bún trộn, Cơm, Nem nướng, Ăn vặt… thì chỉ vài chục triệu đồng là có thể bắt đầu” - CEO Pizza Home.
Kinh doanh F&B đã có những thay đổi rất lớn kể từ khi có sự lên ngôi của các ứng dụng giao đồ ăn. Với khoảng 20 triệu lượt active users, các ứng dụng giao đồ ăn đã tạo nên một thị trường lớn cho những người muốn kinh doanh ẩm thực.
Theo ông Hoàng Tùng - CEO Pizza Home kiêm Cloud Cook, việc kinh doanh trên các ứng dụng giao đồ ăn có nhiều lợi thế đối với những người muốn startup trong mảng F&B.
Tối ưu về vốn đầu tư
Với khởi nghiệp truyền thống, một nhà hàng đầu tư sẽ cần không gian đủ lớn để cho bếp và cho khách ngồi lại dùng bữa, đồng thời phải cố tìm các mặt bằng mặt đường (để khách dễ nhìn, dễ tìm). Bên cạnh đó, tiền đầu tư bảng biển, trang trí cơ sở vật chất cũng như tiền thuê nhà sẽ cao hơn rất nhiều.
"Với Pizza Home, mở những điểm bán truyền thống như ngày xưa thì tiền đầu tư phải 300 triệu đồng trở lên mới có thể mở được một cửa hàng nhỏ. Tuy nhiên, khi mảng thị trường từ các ứng dụng giao đồ ăn bùng nổ, chúng tôi tập trung cho các cửa hàng chỉ chuyên mang đi thì chi phí đầu tư chỉ còn 1/3 so với mức chi phí hồi xưa…", ông Hoàng Tùng cho biết.
"Với những món ăn khác đơn giản hơn như Mỳ trộn, Bún trộn, Cơm, Nem nướng, Ăn vặt v.v… thì chi phí thậm chí đầu tư còn ít hơn nhiều, chỉ vài chục triệu đồng là có thể bắt đầu".
Việc tận dụng nền tảng trung gian còn giúp các startup tăng độ hiện diện (visibility) của sản phẩm/dịch vụ, gia tăng trải nghiệm khách hàng. Đặc biệt, tận dụng được database cả ngàn khách hàng trên app, trong khi nếu ở một quán truyền thống, nhanh cũng phải mất cả tháng để có được lượng khách nhất định duy trì dòng tiền dương.
Các startup cũng sẽ nhận được hỗ trợ từ phía nền tảng trong quá trình đăng ký và vận hành, ví như BAEMIN đang có chương trình hỗ trợ đăng ký đối tác nhà hàng không thu phí trong tháng 6, hỗ trợ chụp hình tân trang thực đơn, các chương trình khuyến mãi để khuyến khích trải nghiệm của khách hàng mới...
Bên cạnh đó, kinh doanh trên các nền tảng trung gian giảm thiểu được rủi ro so với kinh doanh truyền thống, khi có thể linh hoạt trong việc tung ra các sản phẩm mới hay menu mới với mức chi phí ít hơn rất nhiều.
Tối ưu thất thoát
Việc kinh doanh qua các ứng dụng giao đồ ăn, đặc biệt là nếu chọn việc thanh toán hoàn toàn qua các ví hay giao dịch ngân hàng sẽ khiến chi tiêu tiền mặt giảm đi rất nhiều. Chi tiêu tiền mặt giảm đi sẽ giúp việc thất thoát tiền mặt giảm đi.
"Thất thoát tiền mặt là chuyện đau đầu muôn thuở của những người kinh doanh F&B, giờ qua các nền tảng trung gian đã được giải quyết phần nào", anh Tùng nói.
Việc đa dạng các phương thức thanh toán không chỉ hỗ trợ người bán đối soát thuận tiện và nhanh chóng, giảm thất thoát, mà còn gia tăng trải nghiệm người dùng, vốn được educate tương đối trong thanh toán không dùng tiền mặt. Khác với các đối thủ trong lĩnh vực giao đồ ăn, trên Baemin, khách hàng ngoài lựa chọn thanh toán bằng tiền mặt, có thể chọn thanh toán qua ATM, các ví điện tử MoMo, Zalo, Viettel Pay…
Tối ưu vận hành
Một trong những điểm khiến rất nhiều người kinh doanh F&B "gãy" đó là sự thiết ổn định trong khâu vận hành.
Bản chất ngành F&B theo kiểu truyền thống rất nặng về vận hành. Nếu làm bài bản thì có đủ các bộ phận Kho, Bếp, Thu ngân, Phục vụ, Shipper, Marketing, Quản lý... khiến chi phí đội lên nhiều.
Tuy nhiên với sự phát triển của các nền tảng trung gian, nếu tập trung kinh doanh qua các ứng dụng giao đồ ăn, người bán hàng giờ có thể tập trung hoàn toàn vào công việc chuyên môn, dành thời gian vào việc làm ra món ăn ngon nhất, nhanh nhất để giao cho rider. Giờ công việc của người bán là tân trang menu, cải thiện dịch vụ và nghiên cứu các món mới, việc phục vụ và marketing, PR thương hiệu các ứng dụng trung gian sẽ "làm hộ".
"Một số thương hiệu là đối tác của Cloud Cook tại 1 cửa hàng chỉ cần 2-3 nhân viên vẫn có thể bán được 150-200 đơn hàng/ngày là chuyện bình thường. Đây là điều rất khó có thể làm được nếu kinh doanh thuần theo kiểu offline như trước", ông Tùng nói.
Bài học đau thương và những sai lầm cần tránh
"Tôi vấp phải rất nhiều bài học đau thương khi chuyển đổi từ offline lên online. Lỗi kinh điển đó là bệ y nguyên tất cả những món của mình đang có từ offline lên Food Apps. Và thực ra đây là một điều rất sai", ông Tùng kể.
Theo ông Tùng, khách hàng trên các ứng dụng giao đồ ăn có những yêu cầu rất khác. Ví như PizzaHome có sản phẩm bánh Pizza Nhân nhồi hình Trái tim bán rất chạy trước đây, tuy nhiên khi đưa lên các nền tảng giao đồ ăn thì bị hủy đơn rất nhiều, do thời gian làm ra món quá lâu. Shipper phải chờ lâu nên hủy đơn và khách hàng cũng chờ lâu nên cũng không hài lòng.
Một bài học đau thương khác ông Tùng chia sẻ là tư duy làm hình ảnh món ăn thì phải long lanh, phải đẹp. Tuy nhiên hình ảnh "đẹp" thì rất vô cùng, vì dễ dính những đánh xấu của khách hàng do hình ảnh khác với thực tế.
"Chốt lại thì hình ảnh thực tế và hiệu quả lại quan trọng hơn hình ảnh đẹp…", ông Tùng nói. Ông nhắn nhủ các bạn trẻ khi quyết định khởi nghiệp trên các ứng dụng giao đồ ăn cần tìm hiểu kỹ yêu cầu và kỳ vọng của khách hàng mình phục vụ, bởi kỳ vọng của khách khi đặt hàng qua các ứng dụng giao đồ ăn rất khác so với khi đi ăn offline.
Nhằm khuyến khích, hỗ trợ và tôn vinh những nhà hàng "nhỏ mà có võ" luôn không ngừng cải thiện chất lượng phục vụ, BAEMIN - ứng dụng giao đồ ăn đứng 1 số về mức độ hài lòng của khách hàng và tăng trưởng nhất 2020 theo khảo sát của Q&Me triển khai chương trình "Quán Ăn Triển Vọng" trên ứng dụng giao đồ ăn BAEMIN. Theo đó, không chỉ các tên tuổi lớn mà nhà hàng, quán ăn với quy mô vừa và nhỏ đều có thể tham gia và nhận về nhiều quyền lợi thông qua nội dung của chương trình TÂN TRANG THỰC ĐƠN - CẢI THIỆN DỊCH VỤ - THÚC ĐẨY DOANH THU.
Tìm hiểu thông tin chương trình tại https://merchant.baemin.vn/tham-gia-chuong-trinh-quan-an-trien-vong/
Ánh Dương