Đa dạng hóa danh mục đầu tư là chiến lược thông minh nhằm quản lý tài chính hiệu quả và tăng cường khối tài sản bền vững, an toàn.
Nguyên tắc của đa dạng hóa danh mục đầu tư
Để đưa ra lựa chọn chính xác về danh mục và số lượng kênh đầu tư phù hợp, việc đánh giá tình hình tài chính và điều kiện hiện tại là rất quan trọng. Yếu tố cần xem xét bao gồm các nguồn thu chính, số vốn có sẵn để đầu tư, các kế hoạch ngắn hạn và dự định trong tương lai. Cùng mức độ hiểu biết, kinh nghiệm, sẵn sàng mạo hiểm và khả năng chấp nhận rủi ro của mỗi nhà đầu tư.
Ngoài ra, đánh giá đúng về điều kiện tài chính sẽ giúp cho bạn vẽ ra kế hoạch gần và xa trong tương lai, từ đó quyết định bỏ vốn vào các loại tài sản thích hợp. Ý thức về sự cân bằng cả những yếu tố rủi ro và an toàn cùng thói quen chi tiêu lành mạnh sẽ giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính nhanh chóng và có kế hoạch.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư phù hợp theo nhóm tuổi
Nhóm người bắt đầu đi làm, những nhà đầu tư trẻ (23 – 30 tuổi): Đây là khoảng thời gian khởi nghiệp và bắt đầu nhiều kế hoạch mới tràn đầy hứng khởi. Bạn có tuổi trẻ, thời gian kiếm tiền, chưa nhiều áp lực nên có khả năng chấp nhận rủi ro cao. Từ đó có thể phân bổ tới 80 - 90% danh mục đầu tư của mình vào chứng khoán với các mã có nền tảng tốt, cổ tức thỏa đáng và tiềm năng tăng trưởng cao. 10% - 20% còn lại nên được giữ dưới dạng tiền gửi hoặc trái phiếu chính phủ nhằm đảm bảo an toàn vốn và lãi suất có thể dự đoán được.
Nhóm gia đình trẻ (31 – 40 tuổi): Giai đoạn này đặc biệt thử thách trong cuộc đời và căng thẳng hơn về mặt tài chính. Mặc dù có sự ổn định trong công việc và thu nhập ngày càng tăng, nhưng sức ép chi tiêu đè nặng khi chúng ta cần tiền để kết hôn, mua nhà, xe, giáo dục con cái, thanh toán các khoản vay và đầu tư cho tương lai. Bên cạnh các nhu cầu tiết kiệm cho bản thân, trách nhiệm chăm lo gia đình và giúp đỡ người thân khiến trách nhiệm tăng cao, khả năng chịu đựng rủi ro đầu tư giảm đi. Bạn nên cân nhắc giảm đầu tư cổ phiếu xuống dưới 50%, tăng lượng tiền gửi và các khoản tương đương tiền lên 50% danh mục đầu tư để quản lý rủi ro tốt hơn và có tính thanh khoản.
Thời kỳ hoàng kim (41 – 50 tuổi): Bất chấp những trách nhiệm tài chính đang diễn ra, đây là giai đoạn ổn định nhất trong cuộc sống với mức thu nhập cao và tích luỹ trước đó. Đối với những người có kỷ luật tiết kiệm và đầu tư ngay từ đầu, thời kỳ này biểu thị mối quan hệ gia đình bền chặt và sự ổn định tài chính. Tuy nhiên, với độ tuổi ngày càng cao, thời gian kiếm tiền sắp tới ít, các khoản đầu tư cá nhân nên ưu tiên phân bổ 70% vào các lựa chọn an toàn như vàng, tiền gửi và trái phiếu. 30% nguồn vốn còn lại có thể được phân bổ cho đầu tư chứng khoán dài hạn để tăng cường tích lũy và tăng trưởng đầu tư.
Giai đoạn chuẩn bị nghỉ hưu (51 – 60 tuổi): Một số người không còn kiếm được tiền từ công việc, trong khi những người khác chỉ còn không quá 5 năm để làm việc. Trong giai đoạn này, nhiều người chủ yếu dựa vào số tiền tiết kiệm đã tích lũy được. Mặc dù một số khoản chi tiêu có thể giảm nhưng chi phí chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng theo tuổi tác và nhu cầu sức khỏe. Do đó, hơn 90% tiền tiết kiệm nên dành cho các lựa chọn có rủi ro thấp như tiền gửi và trái phiếu. Điều này không ngăn cản việc đầu tư vào cổ phiếu đối với những người có đủ tiền tiết kiệm và tài sản. Họ có thể phân bổ tới 10% vào cổ phiếu để có khả năng đạt được lợi nhuận cao hơn. Ngay cả khi có thua lỗ cũng không ảnh hưởng đáng kể đến tình hình tài chính chung của họ.
Giải pháp đầu tư an toàn với tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn
Trong các danh mục tiềm năng, gửi tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư phổ biến, an toàn, sinh lời ổn định, hiếm gặp rủi ro. Hiện nay, xu hướng gửi tiết kiệm ngắn hạn là phương thức tối ưu cho nhà đầu tư, có nhu cầu sử dụng tiền mặt thường xuyên hoặc đang chờ đợi cơ hội đầu tư hay kinh doanh mới.
Chương trình "An toàn gửi tiền - Trút bỏ âu lo" với siêu lãi suất hấp dẫn nhất từ KBank Việt Nam (Ảnh: KBank Việt Nam)
KBank đang thu hút sự chú ý với mức lãi suất ưu đãi hấp dẫn 3,7%/năm cho tiền gửi kỳ hạn 1 tháng. Kasikornbank (KBank) - Ngân hàng lớn thứ 2 tại Thái Lan, thành lập chi nhánh KBank Việt Nam vào năm 2021 và là một trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất Việt Nam (tính theo tổng tài sản). Lãi suất tại KBank nổi bật với tính cạnh tranh cao, hấp dẫn các khách hàng mong muốn tích góp ngắn hạn, gia tăng tài sản nhanh chóng và an toàn từ các khoản tiết kiệm.
Dễ dàng mở tiền gửi có kỳ hạn và tận hưởng lãi suất cao ngay tại nhà (Ảnh: KBank Việt Nam)
Đặc biệt, mở tài khoản tiền gửi kỳ hạn 1 tháng hoàn toàn trực tuyến với những phương thức bảo mật, an toàn mang lại sự linh hoạt tối đa, cho phép khách hàng quản lý dòng tiền online hiệu quả, dễ dàng nắm bắt các cơ hội kinh doanh mới, tái đầu tư hay sử dụng dòng tiền để đáp ứng nhu cầu cá nhân. Với KBank, tiết kiệm không chỉ là bảo toàn tài sản mà còn là chiến lược đầu tư thông minh.
Tìm hiểu thêm thông tin về tiết kiệm và ưu đãi của KBank tại đây .