Mức lương có phải là mối quan tâm hàng đầu của ứng viên khi tìm việc?

Trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, ứng viên ngày càng có xu hướng “cân đong đo đếm” hơn đến nhiều khía cạnh khác nhau khi cân nhắc chuyển việc.

Khảo sát mới nhất của JobsGO (nền tảng tuyển dụng và tìm việc hàng đầu Việt Nam) với 1.300 ứng viên đã chỉ ra điểm đáng chú ý trong quá trình tìm "bến đỗ" mới đó là: Gần 70% nhân sự lựa chọn tiêu chí về lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ sau khi cân nhắc về uy tín công ty và môi trường làm việc.

Mức tăng lương tối thiểu để người lao động cân nhắc chuyển việc: Đâu là ngưỡng hấp dẫn?

Theo dữ liệu khảo sát mới nhất của JobsGO, 66,5% người lao động coi mức lương, thưởng và đãi ngộ cạnh tranh là tiêu chí quan trọng thứ nhì khi tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp mới, chỉ đứng sau yếu tố về uy tín công ty và môi trường làm việc tích cực.

Cụ thể, khảo sát đã cho thấy có sự phân hóa rõ rệt trong yêu cầu về mức lương kỳ vọng. Trong khi phần lớn người lao động (40,6%) sẵn sàng chuyển việc nếu được tăng lương 10-20% thì có 24,3% ứng viên yêu cầu mức tăng 20-30%. Đáng chú ý, 16% người lao động đặt ra yêu cầu cao hơn, chỉ cân nhắc cơ hội mới nếu mức lương tăng trên 30% so với hiện tại.

Ở chiều hướng ngược lại, 13% người lao động cho biết chỉ cần mức lương mới cao hơn dưới 10% thì họ sẽ xem xét cơ hội mới. Đặc biệt, một bộ phận nhỏ (6,2%) người lao động thể hiện sự gắn bó cao với công việc hiện tại khi khẳng định họ không có ý định chuyển việc, bất kể mức lương được đề nghị là bao nhiêu.

Những con số này cho thấy xu hướng thay đổi công việc của người lao động gắn liền với mức tăng lương kỳ vọng, đồng thời phản ánh sự thận trọng của một bộ phận nhất định trong bối cảnh thị trường lao động hiện nay.

Khi phân tích sâu hơn theo độ tuổi, có thể thấy rằng nhóm lao động trẻ (từ 22-27 tuổi) có xu hướng dễ dàng cân nhắc chuyển việc hơn nếu mức lương mới chỉ cần tăng từ 10-20%, cụ thể: 56,2% người trong độ tuổi 22-27 sẽ cân nhắc nếu mức lương tăng thấp hơn tối thiểu 20%, cao nhất trong tất cả các nhóm.

Không quá khó hiểu khi hiện nay, nhóm lao động trẻ ưu tiên lựa chọn mức lương thưởng hấp dẫn khi được hỏi về yếu tố họ quan tâm nhất nếu như chuyển việc. Áp lực chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, đặc biệt tại các thành phố lớn, khiến lực lượng lao động trẻ phần nào phải đặt nặng yếu tố tài chính trong quyết định nghề nghiệp của mình.

Xu hướng chuyển việc theo ngành nghề: Ngành nào có nhân sự ổn định nhất?

Khi phân tích theo ngành nghề, có sự khác biệt đáng kể về mức độ gắn bó của người lao động. Những ngành có tỷ lệ cao nhân sự sẵn sàng chuyển việc với mức tăng lương chỉ từ 10-20% cho thấy mức độ biến động cao hơn, trong khi các ngành có tỷ lệ này thấp hơn phản ánh sự ổn định hoặc yêu cầu điều kiện tốt hơn để thay đổi công việc.

Mức lương có phải là mối quan tâm hàng đầu của ứng viên khi tìm việc? - Ảnh 1.

Những ngành có xu hướng biến động cao về nhân sự tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực dịch vụ và kinh doanh. Cụ thể, ngành Khách sạn/Nhà hàng dẫn đầu với tỷ lệ 64,3% nhân viên sẵn sàng chuyển việc, tiếp theo là Kế toán/Kiểm toán (60,3%), Logistics/Supply Chain (59,2%), Marketing/Quảng cáo/PR (58%) và Sản xuất/Vận hành (57%). Đặc điểm chung của các ngành là tính cạnh tranh cao, áp lực công việc lớn hay công việc đòi hỏi sự linh hoạt. Điều này khiến người lao động dễ dàng cân nhắc thay đổi khi có cơ hội làm việc với mức lương hấp dẫn hơn, dù không chênh lệch quá nhiều.

Trái lại, một số ngành lại có xu hướng ổn định hơn về nhân sự. Giáo dục/Đào tạo (32,6%), Xây dựng (43,9%), Nghệ thuật/Thiết kế (41,9%) và Y tế/Chăm sóc sức khỏe (47,7%) là những ngành có tỷ lệ chuyển việc thấp nhất. Đây là các lĩnh vực mà ứng viên không quá đặt nặng yêu cầu về mức lương mà ưu tiên các tiêu chí cá nhân khác. Điển hình như trong ngành Y tế, việc thay đổi công việc thường liên quan đến các yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ và quá trình đào tạo lại, khiến ứng viên cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi quyết định chuyển đổi.

Sự gắn bó và bất ổn định trong tuyển dụng nhân sự theo ngành cũng phản ánh rõ nét sự khác biệt giữa các lĩnh vực. Những ngành có nhân sự ổn định như Giáo dục, Y tế, Xây dựng và Nghệ thuật/Thiết kế thường yêu cầu chuyên môn sâu và có rào cản nhất định khi thay đổi công việc. Người lao động trong các ngành này thường có xu hướng gắn bó lâu dài với công việc của mình bởi họ nhận thức rõ giá trị của sự ổn định và phát triển chuyên môn. Trong khi đó, các ngành có nhân sự dễ biến động như việc tuyển dụng Marketing, Khách sạn/Nhà hàng, Kế toán, Logistics phần nào do đặc thù tính chất công việc áp lực cao, mức lương cạnh tranh hoặc cơ hội nghề nghiệp linh hoạt, khiến người lao động sẵn sàng cân nhắc chuyển việc khi có mức lương tốt hơn.

Nhìn chung, bức tranh thị trường lao động năm 2025 đã dần được định hình với sự phân hóa rõ về kỳ vọng theo từng ngành nghề. Trong đó, mức lương vẫn là yếu tố then chốt thu hút ứng viên, đặc biệt với nhóm lao động trẻ và trong các ngành cạnh tranh cao. Sự khác biệt về tiêu chí tìm việc của ứng viên ở các lĩnh vực cho thấy doanh nghiệp cần có chiến lược đãi ngộ linh hoạt, kết hợp yếu tố tài chính với và phi tài chính để giữ chân nhân tài một cách hiệu quả.

Tin Cùng Chuyên Mục
King Coffee - Dấu ấn mới tại thành phố di sản Hạ Long của Việt Nam

King Coffee - Dấu ấn mới tại thành phố di sản Hạ Long của Việt Nam

Vừa qua, ngày 13/02/2025 – King Coffee, thương hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam, chính thức khai trương cửa hàng mới tại Hạ Long – thành phố di sản thiên nhiên thế giới, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hệ thống nhượng quyền của thương hiệu trên toàn quốc.
Tin mới