(Tổ Quốc) - Tìm bác sĩ để khám bệnh, uống thuốc là phương pháp điều trị của rất nhiều bệnh tật. Nhưng con người muốn khỏe mạnh lâu dài, thì cách tốt nhất là bồi dưỡng năng lực tự phục hồi của cơ thể.
Năng lực tự phục hồi là "thần y" của cơ thể con người. Khám bệnh, dùng thuốc là phương pháp điều trị của rất nhiều căn bệnh, thế nhưng muốn khỏe mạnh lâu dài thì cần nhờ vào năng lực tự phục hồi của cơ thể. Hệ tự phục hồi khổng lồ trong cơ thể chúng ta có liên quan tới hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ miễn dịch... Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bệnh tật hoặc không được khỏe lắm, vị thần y này sẽ sử dụng y thuật của mình, tiến hành chữa bệnh.
Theo tạp chí sức khỏe Life của Đức, cơ thể con người có khả năng tự phục hồi 60-70% các loại bệnh và những triệu chứng khó chịu. Nghiên cứu chỉ ra rằng, khi chúng ta khó chịu hoặc bị bệnh, cơ thể có thể tự động tìm những “loại thuốc hiệu quả” trong “hòm thuốc” của mình để điều trị bệnh. Những loại thuốc này là nội tiết tố do cơ thể tiết ra, là những chất mà kháng thể miễn dịch kết hợp với các vật chất khác tạo thành.
Làm thế nào để khiến năng lực tự phục hồi của con người trở nên mạnh hơn?
Năng lực tự phục hồi của cơ thể và khả năng miễn dịch có mối quan hệ mật thiết, sự hài hòa trong hệ thống miễn dịch là nguyên nhân đẩy lùi các chứng bệnh khó chịu. Vậy nên, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nhất định phải nâng cao khả năng miễn dịch, 70% bệnh tật đều tự khỏi
1. Nạp cho cơ thể những chất dinh dưỡng tốt
Thức ăn là thứ không thể thiếu để con người tồn tại, nó cũng là nguyên tố quan trọng để duy trì sự khỏe mạnh của cơ thể, nhưng đồng thời thức ăn cũng là con dao hai lưỡi. Đồ ăn tốt có thể cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, từ đó thúc đẩy sự phát triển và trao đổi chất của cơ thể. Nhưng ăn phải đồ không tốt sẽ khiến cơ thể sinh bệnh tật. Thế nên, chất dinh dưỡng tốt rất quan trọng với sự khỏe mạnh của cơ thể.
2. Vận động
Mỗi ngày vận động từ 30-45 phút, khả năng miễn dịch sẽ được nâng cao, sức kháng thể cũng sẽ tăng lên. Thế nhưng nếu như vận động quá mạnh hoặc thời gian vận động vượt quá 1 tiếng, cơ thể sẽ tạo ra một vài hormone ức chế hoạt động của hệ miễn dịch.
3. Có một trạng thái tinh thần tốt
Con người là động vật có sự thống nhất giữa cơ thể và tinh thần, cơ thể và tinh thần tạo nên một cơ thể hoàn chỉnh. Cơ thể là vật dẫn của tinh thần, tinh thần là bộ não chỉ huy của cơ thể. Nếu như hệ thống chỉ huy xuất hiện vấn đề, các cơ quan của cơ thể không thể làm việc tốt được.
4. Ngủ ngon giấc
Tục ngữ nói “3 phần chữa, 7 phần dưỡng”, từ đó có thể thấy được tác dụng của việc bồi dưỡng là rất quan trọng, bồi dưỡng này bao gồm sự nghỉ ngơi đầy đủ và cuộc sống có quy luật. Ngủ không đủ giấc sẽ khiến hệ miễn dịch kém đi, các tế bào T trong cơ thể chịu trách nhiệm đối phó với virus và các khối u, nếu như không ngủ đủ giấc, số lượng tế bào T sẽ giảm bớt, tỉ lệ mắc bệnh cũng cao hơn. Không nhất thiết phải ngủ 8 tiếng một ngày, chỉ cần sáng sớm khi tỉnh dậy cảm thấy thoải mái, tỉnh táo là được.
5. Duy trì mối quan hệ xã hội tốt
Người có mạng lưới quan hệ xã hội tốt, hòa thuận với người thân có khả năng miễn dịch cao hơn. Ảnh: CIH
Người có nhiều bạn bè không những ít khi bị cảm, khả năng miễn dịch cũng tốt hơn so với người thích cô độc, thường xuyên ở với bạn bè thân thiết sẽ nâng cao khả năng phòng ngừa bệnh tật. Có nghiên cứu đã chỉ ra, các mối quan hệ xã hội tốt có lợi cho sức đề kháng, giảm thiểu áp lực, ảnh hưởng tốt tới các tế bào miễn dịch.
6. Sự lạc quan
Tục ngữ có câu “một nụ cười bằng mười liều thuốc bổ”. Nụ cười có tác dụng tốt tới sức khỏe, điều này đã được cả giới y học Đông Tây công nhận. Mỉm cười có thể khiến 53 khối cơ vận động, tăng số lượng interferon, các tế bào miễn dịch trở nên linh hoạt hơn. Nếu như thấy buồn chán có thể xem phim hài, chương trình giải trí. Âm nhạc có thể làm tăng kháng thể chống ung thư, bất kể là bạn thích thể loại nhạc nào, khi nghe đều có thể tạo ra những phản ứng sinh lí kích thích cơ thể.
Theo Aboluowang
Lưu Ly