Ngân hàng trợ lực “xanh hóa” ngành dệt may

Bên cạnh áp lực về chuyển đổi số, sản xuất xanh, căng thẳng thương mại toàn cầu nóng lên cũng tác động tới ngành dệt may. Được ví như “huyết mạch” của nền kinh tế, vai trò của các tổ chức tín dụng lúc này càng quan trọng, trở thành động lực lớn cùng doanh nghiệp dệt may “chịu nhiệt” để phát triển bền vững.

Rủi ro, cơ hội và thách thức

Bên cạnh những điểm sáng, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) vẫn thận trọng với những cảnh báo rủi ro và thách thức của năm 2025, đặc biệt khi căng thẳng thương mại toàn cầu nóng lên, ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu.

Ngoài các rủi ro từ bên ngoài, dệt may còn là một trong những ngành công nghiệp tác động mạnh đến môi trường, chịu áp lực lớn từ việc chuyển đổi số và sản xuất xanh nhằm đảm bảo nguồn gốc xuất xứ và các tiêu chuẩn khắt khe trong xuất khẩu khi Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại lớn.

Để đưa hàng vào các thị trường lớn như Mỹ, EU, ngoài quy định chặt chẽ về nguồn gốc, xuất xứ, quy trình sản xuất đáp ứng các tiêu chí ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) ngày càng được các nhà nhập khẩu quan tâm và trở thành tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chẳng hạn tại EU, người tiêu dùng ngày càng quan tâm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR).

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có thể đứng vững trên bản đồ dệt may toàn cầu nhờ vào việc tuân thủ các quy định cũng như duy trì vị thế trong chuỗi cung ứng bằng chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, việc thu hẹp khoảng cách về giá hàng dệt may giữa Việt Nam với các nước có thế mạnh, đón các "đơn hàng di cư" từ các quốc gia khác và đa dạng hóa vị thế Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu cũng tạo ra cơ hội để gia tăng thị phần hàng dệt may trên khắp thế giới, đặc biệt tại thị trường Mỹ, nơi chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu của ngành.

Các doanh nghiệp dệt may vẫn đang nỗ lực không ngừng để đưa mặt hàng của mình ra thế giới. Mang về ngoại tệ, dệt may là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp 20% GDP cả nước. Dự kiến năm 2025, ngành dệt may kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng, hướng tới mục tiêu xuất khẩu đạt khoảng 48 tỷ đô la Mỹ, là động lực quan trọng cho mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên. Để đạt được mục tiêu như trên, doanh nghiệp Việt cần phải "nội tại vững, trợ lực mạnh", mới có thể chinh phục 2025.

Hệ thống ngân hàng trợ lực cho ngành dệt may

Lấy định hướng phát triển bền vững là kim chỉ nam trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bà Trần Thị Thúy Hường, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dệt May Liên Phương (LPTEX) khẳng định bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt là 5 nhà máy với công suất 6 triệu mét vải/ năm tọa lạc tai khu dân cư đông đúc tại Thủ Đức. LPTEX hiện là nhà sản xuất vải len chải kỹ hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp nguyên liệu vải để may âu phục cho hầu hết các công ty may mặc nổi tiếng trong và ngoài nước. Đây cũng là một trong số ít đơn vị đạt điều kiện chuẩn về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, nằm trong nhóm được ưu đãi xuất khẩu thông qua các hiệp định thương mại như CPTPP, EVFTA, RCEP và các FTA song phương khác.

Ngân hàng trợ lực “xanh hóa” ngành dệt may - Ảnh 1.

Bà Trần Thị Thúy Hường, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dệt May Liên Phương đánh giá cao gói tín dụng cho doanh nghiệp có nữ làm chủ

Nữ lãnh đạo của công ty dệt may hơn 65 năm hoạt động đánh giá cao chiến lược kinh doanh ý nghĩa và gói tín dụng của ngân hàng ACB trong việc chú trọng vào cả hai yếu tố tôn vinh nữ giới và phủ xanh hoạt động sản xuất, kinh doanh. "Đối với ngành dệt may, phụ nữ chiếm đa số nên gói tín dụng hỗ trợ cho doanh nghiệp có lãnh đạo là phụ nữ là một động lực để chúng tôi tự tin đầu tư nhà máy xanh, đưa khách hàng quốc tế vào Việt Nam", nữ CEO chia sẻ.


Vai trò là tổ chức tín dụng cấp vốn, ông Ngô Tấn Long - Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cho biết: "Từ giữa năm 2024 đến nay, ngân hàng đã liên tục phát triển hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ và các gói giải pháp phục vụ toàn diện cho các doanh nghiệp sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. ACB đặc biệt dành nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp có định hướng phát triển bền vững, có yếu tố thúc đẩy bình đẳng giới hoặc các doanh nghiệp do nữ lãnh đạo với gói tín dụng lên đến 4.000 tỷ đồng, giải ngân online nhanh chóng và cạnh tranh về lãi suất trên thị trường".

Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang cũng ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp xuất nhập khẩu. ACB đã chuẩn bị sẵn những giải pháp tối ưu và nhiều ưu đãi về phí trong dịch vụ thanh toán quốc tế nhằm giúp doanh nghiệp an tâm sản xuất, kinh doanh như mua 1 tặng 1 gói phí hoặc ưu đãi chỉ 9,9 USD khi chuyển tiền quốc tế vào thứ hai hằng tuần mà không giới hạn số lần giao dịch.

Trong năm 2025, dệt may cũng là một trong những ngành sản xuất được ACB quan tâm, đầu tư nhiều sản phẩm, dịch vụ theo đặc thù ngành nhằm hỗ trợ tối đa doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa bảo vệ môi trường.

ACB hiện đang triển khai nhiều ưu đãi dành cho khách hàng doanh nghiệp bao gồm tiếp cận tín dụng với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5%/năm, gói tín dụng xanh với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5,7%/năm và doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu chỉ từ 3,9%/năm.

Ngoài ưu đãi về tỷ giá ngoại tệ, đối với doanh nghiệp xuất khẩu, ACB hiện triển khai ưu đãi phí báo có đến 100%, tài trợ trước và sau giao hàng. Đặc biệt, mua hẳn miễn truy đòi bộ chứng từ xuất khẩu theo L/C trả chậm giúp doanh nghiệp nhận tiền thanh toán ngay với chi phí tối ưu.

Tin mới