Ngành công nghệ lao đao trong cơn bão: Có công ty giá trị giảm tới 76%, nguồn tiền cạn kiệt sắp dẫn tới sự sụp đổ quy mô lớn nhưng ít người chịu thừa nhận

(Tổ Quốc) - Giống như một ngọn núi lửa không hoạt động, áp lực đã dồn lên ngành công nghệ trong hơn một thập kỷ.

Tờ Bloomberg mở đầu bài viết của mình nhận định rằng, trong nửa thế kỷ qua, thung lũng Silicon đã chuyển đổi giữa hai mục tiêu nghe có vẻ giống nhau nhưng thực tế lại thường mâu thuẫn: Tạo ra của cải và kiếm tiền. 

Tạo ra của cải là hoạt động phát minh và kiên nhẫn, xây dựng doanh nghiệp lâu dài. Chờ khi thủy triều dâng cao, nâng con thuyền của nhân viên, cổ đông và tất cả những người khác. Kiếm tiền là sự thôi thúc thực tiễn hơn: Săn lùng tiền một cách nhanh chóng. 

SỰ SỤP ĐỔ CỦA NĂM 2022

Ngành công nghệ và những ông chủ liều lĩnh trong lĩnh vực này đã hơn 1 lần nhận thức được rằng điều gì sẽ xảy ra khi ưu tiên trục lợi ngắn hạn thay vì quan tâm tới sự phát triển của các công ty ổn định có thể tạo ra những thứ hay ho. Tuy nhiên, tất cả lại cùng nhau ở đây, vào lúc này. Sau nhiều năm các công ty được định giá quá cao, các vụ lừa đảo tiền số và tất cả các hình thức của chủ nghĩa cơ hội trần trụi đã dẫn chúng ta đến "SỰ SỤP ĐỔ CỦA NĂM 2022".

Cho đến nay năm nay, chỉ số S&P 500 nặng về công nghệ đã mất 1/5 giá trị. Trong số những công ty bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Amazon.com (-36%), Tesla (-38%), Meta (-45%), Zoom (-44%) và Shopify (-76%). Nhìn chung, theo PitchBook các công ty được hỗ trợ bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm đã niêm yết cổ phiếu trong thời kỳ đại dịch chứng kiến cổ phiếu giảm 48%. 

Ngành công nghệ lao đao trong cơn bão: Có công ty giá trị giảm tới 76%, nguồn tiền cạn kiệt sắp dẫn tới sự sụp đổ quy mô lớn nhưng ít người chịu thừa nhận - Ảnh 1.

Các đối tác tại công ty đầu tư mạo hiểm Lightspeed Venture Partners đã viết trong một ghi chú vào tháng 5 rằng: "Thời kỳ bùng nổ của thập kỷ trước rõ ràng đã qua". Tâm lý toàn ngành đã thay đổi. "Schadenfreude (Cảm giác vui sướng trên nỗi đau của người khác) đã được thiết lập". 

Các lãnh đạo cấp cao sùng đạo thì thường tranh luận rằng những đợt suy thoái này là hành động kinh tế vĩ mô của Chúa, giống như một cơn bão 100 năm, hoặc ngắn hơn chỉ 15 năm. 

Trong trường hợp này, lập luận là, hai thập kỷ lãi suất thấp đã khiến các công ty công nghệ trở thành những khoản đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng vốn từ các thị trường đại chúng theo cách của riêng họ. Việc cạnh tranh để hỗ trợ các công ty khởi nghiệp hứa hẹn nhất sau đó đã đẩy định giá của một số công ty lên mức không bền vững, cho đến khi một loạt tin xấu chưa từng có (Covid-19, xung đột ở Ukraine, lạm phát) khiến tất cả sụp đổ. Sẽ đơn giản khi đổ lỗi cho tình hình thế giới. Nhưng có một lời giải thích chân thực hơn, một điều cần phải tính toán thực sự, là ngành công nghệ, một lần nữa, đang phải đối mặt với tác động kép từ những quyết định tồi tệ của chính họ. 

Mọi việc bắt đầu với hai điều thúc đẩy tất cả các nhà đầu tư mạo hiểm: 

1. Nỗi sợ hãi có thể bỏ lỡ điều lớn lao tiếp theo. 

2. Lòng tham. 

Một thập kỷ trước, các công ty mới bắt đầu thoát khỏi các trường khởi nghiệp như Y Combinator, yêu cầu được định giá hàng triệu USD trước khi họ kiếm được một đồng doanh thu nào. Để thu hút những công ty khởi nghiệp triển vọng nhất, một số công ty VC (quỹ đầu tư mạo hiểm) nhất định, đặc biệt là Andreessen Horowitz, đã hăng hái tán thành mức lạm phát cao này và thường cho phép những người sáng lập rút tiền trước khi họ chứng minh được mô hình kinh doanh của mình. 

Những vụ sụp đổ nổi tiếng, chẳng hạn như thảm họa xét nghiệm máu Theranos và startup chia sẻ văn phòng WeWork, đã dẫn đến một số vụ việc đáng chú ý nhưng không dẫn đến việc rút lui nghiêm túc khỏi tư duy Độc quyền kiếm tiền này. Thay vào đó, các công ty VC và các đối thủ mới của họ, chẳng hạn như SoftBank Group Corp. và Tiger Global Management LLC, tiếp tục đầu tư và tăng giá từng bước. Jeff Clavier, đối tác quản lý của công ty đầu tư Uncork Capital giai đoạn đầu cho biết: "Có rất nhiều tiền có sẵn ở mọi giai đoạn và mọi nơi bạn nhìn thấy". 

Có thể hiểu, nhiều nhà sáng lập đã lấy tất cả số tiền rẻ mạt mà họ có thể nhận được. Một số công ty khởi nghiệp lớn đã huy động nhiều vòng gọi vốn mỗi năm. Với mức độ háo hức của nhiều nhà đầu tư đổ dồn về phía các cá cượcnghe có vẻ chắc chắn, những người vốn không ưa thích mạo hiểm cũng phải cân nhắc với nỗi sợ bị bỏ lỡ.

Nhưng, một số thương vụ IPO đã không thể xảy ra. Ví dụ điển hình là việc IPO của WeWork vào năm 2019, vốn đã sụp đổ sau tiết lộ động trời về tình hình tài chính của họ. Tuy nhiên, rất nhanh chóng, các công ty tư nhân đã tìm ra cách giải quyết với các công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC). 

Các công ty này đã mở đường cho các doanh nghiệp bao gồm công ty cho vay SoFi, công ty vũ trụ Rocket Lab và Virgin Galactic, dịch vụ đăng ký sản phẩm vật nuôi Bark và Grab (Uber của Đông Nam Á) IPO. Hiện, cổ phiếu của tất cả các công ty này đều đang giao dịch thấp hơn giá chào bán hồi IPO. Yelena Dunaevsky, một luật sư chuyên về SPAC tại công ty luật Woodruff Sawyer cho biết: "Một số công ty đã không thể với tới vị trí mà họ đáng lẽ ra có được khi IPO". 

Hành vi xấu này đã bị hạn chế bởi các thị trường tiền số sôi nổi, vốn đã làm mờ mắt Thung lũng Silicon và các đối tác trong ngành trên khắp thế giới, khiến nhiều người khác phải hứng chịu những rủi ro lớn. Các nhà đầu cơ đổ tiền vào tiền số, những sàn giao dịch mờ ám và tài sản ảo. 

Nhưng hầu hết sự thích thú với tiền số cho đến nay đều có xu hướng liên quan đến việc rút tiền nhanh chóng. Các coin và stablecoin như TerraUSD, gần đây đã giảm giá trị sau khi chứng kiến cú sụp đổ được so sánh với hiện tượng "bank run". Kể từ đầu năm, Chỉ số tiền số Bloomberg Galaxy, đo lường hiệu suất của các loại tiền số chính, đã giảm 48%.

CÓ GÌ ĐÓ KHÔNG ỔN

Mọi việc đã đi quá xa đến mức có giảm giác "có gì đó không ổn ở đây" nhất là trong mùa Super Bowl năm nay, khi NBC phát sóng quảng cáo tiền số với sự tham gia của LeBron James, Matt Damon và Larry David. 

Mặc dù có những điểm tương đồng với các đợt suy thoái trước đây, nhưng "Sự sụp đổ của năm 2022" cũng mang lại cảm giác lạ lẫm một cách kỳ lạ, có lẽ vì đã quá lâu kể từ khi xuất hiện cú sốc cuối cùng ở cấp độ cao đến thế này. Một sự khác biệt đáng ngại là các chu kỳ bùng nổ trước đó kéo dài khoảng 8 năm. Giống như một ngọn núi lửa không hoạt động từ lâu, áp lực đã dồn lên ngọn núi này trong hơn một thập kỷ. 

Vào năm 2021, các công ty khởi nghiệp công nghệ của Mỹ đã huy động được gấp ba lần số tiền mà họ huy động được vào năm 2000 và sự sụp đổ này cũng mang tính toàn cầu theo cách mà ngành công nghiệp suy thoái trước đây chưa từng có. Giá và định giá cổ phiếu đã giảm từ Anh đến Trung Quốc. 

Thế giới công nghệ cũng cảm thấy rõ sự chia rẽ nhiều hơn so với thời kỳ suy thoái trước đây. Không nơi nào điều này rõ ràng hơn trong thương vụ mua lại Twitter của Elon Musk. Trong tháng qua, Musk đã tuyên bố sự trung thành của mình với Đảng Cộng hòa. 

Điều này mang lại cảm giác rất khác lạ. Steve Jobs và Bill Gates vốn cũng không được ưa thích bởi các chính trị gia nhưng vẫn kiên định "giữ mình" phi chính trị vì một lý do nào đó — họ cần khách hàng từ cả hai phía. Giờ đây, khối công nghệ đang sụp đổ. Đầu tiên, cựu Tổng thống Donald Trump buộc các công ty công nghệ đứng về phía các vấn đề như nhập cư, tự do ngôn luận và thông tin sai lệch và đề xuất cấm TikTok. 

Ngành công nghệ lao đao trong cơn bão: Có công ty giá trị giảm tới 76%, nguồn tiền cạn kiệt sắp dẫn tới sự sụp đổ quy mô lớn nhưng ít người chịu thừa nhận - Ảnh 2.

Ngay cả khi vắng mặt các dòng tweet hàng ngày của ông Trump, những người sáng lập khởi nghiệp ngày nay và các nhà đầu tư vẫn phải tính đến yếu tố chính trị của những người như Musk, Peter Thiel và Marc Andreessen về các vấn đề như cứu trợ cho vay đại học, thuế. Sự gay gắt đã dẫn đến một làn sóng "đào tẩu" nổi tiếng từ Thung lũng Silicon đến Miami và Austin. Ngành công nghiệp công nghệ thậm chí không còn có thể đồng ý về một vấn đề từng được toàn cầu đồng thuận: Liệu Vịnh Area có phải là trung tâm thế giới của nó hay không?

Một điều có lẽ sẽ không thay đổi trong thời kỳ suy thoái này là danh tính những người được và mất: Các nhà đầu tư thường xuyên và nhân viên có trình độ. Giống như những người sáng lập và các nhà đầu tư tổ chức đã bán bớt cổ phiếu của họ trong thời kỳ tốt đẹp, các VC kiếm được khoản phí quản lý khổng lồ bất kể điều gì xảy ra với các công ty khởi nghiệp trong danh mục đầu tư của họ. Những nhà đầu tư này vẫn đang nắm giữ kỷ lục 300 tỷ USD vốn chưa đầu tư và sẽ tiếp tục kiếm được phí quản lý bất kể thành tích của họ hay hiệu quả hoạt động của thị trường.

Trong khi đó, hơn 13.000 công nhân công nghệ trên khắp thế giới đã bị cho nghỉ việc kể từ đầu tháng 4, theo trang web theo dõi Layoffs.fyi, bao gồm lượng cắt giảm nhân sự lớn tại Netflix và trang giao dịch chứng khoán Robinhood Markets. Có lẽ còn nhiều điều nữa sẽ xảy ra, đặc biệt nếu cuộc suy thoái kéo dài đến năm 2023. "Chúng tôi chưa thấy bất kỳ cuộc tàn sát thực sự nào", nhà đầu tư mạo hiểm Elad Gil nói. "Những điều có xu hướng xảy ra khi tiền thực sự cạn kiệt. Tôi nghĩ rất nhiều người vẫn không chắc chắn hoặc phủ nhận dự đoán này".

Tất nhiên, phủ nhận là tấm vé dẫn đến thảm họa trong bất kỳ sự suy thoái nào của thị trườg và không ai mong muốn những điều tồi tệ sẽ xảy ra. 

Dẫu vậy, những công nghệ như thực tế ảo tăng cường, đang khiến nhiều người kỳ cựu trong ngành lạc quan. "Thật kỳ lạ, tôi khá lạc quan", Michael Moritz, đối tác tại Sequoia Capital, cho biết. "Cú sốc này sẽ mang lại nguồn lực toàn năng cho rất nhiều công ty và một số sẽ có thể chịu đựng được hậu quả còn những công ty khác thì không. Những người làm được sẽ ổn thôi". 

Nguồn: Bloomberg BusinessWeek

Vân Đàm

Tin mới