Ngành dịch vụ nhìn lại chính mình sau đại dịch

(Tổ Quốc) - Sự “chuyển mình” sau đại dịch của ngành thương mại & dịch vụ, bán lẻ đã trở thành tiêu điểm đáng chú ý trên thị trường trong thời đại “bình thường mới” hiện tại. Việt Nam đã thành công trong việc khống chế và kiểm soát dịch bệnh Covid-19, đây không chỉ bước ngoặt của đất nước mà còn là cánh cửa mới cho ngành dịch vụ và kinh tế nước nhà.

Ngành thương mại & dịch vụ, bán lẻ "chuyển mình" sau đại dịch

Đại dịch COVID-19 đang càn quét khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, gây nhiều tác động tiêu cực chưa từng có tiền lệ lên nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp trên thế giới với các biến thể mới nhưng bức tranh kinh tế – xã hội Việt Nam quý I/2021 tiếp tục duy trì ổn định và đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực.

Nền kinh tế đạt mức tăng trưởng 4.48%, đóng góp của một số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của quý I như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 6,45% so với cùng kỳ năm trước, là ngành dịch vụ có đóng góp lớn nhất với mức tăng trưởng 3,34% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế.

Ngành dịch vụ nhìn lại chính mình sau đại dịch - Ảnh 1.

Nguồn: Số liệu thống kê kinh tế - xã hội Quý 1 năm 2021

Từ đại dịch, bài học về quản trị rủi ro cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trả lời phỏng vấn Báo điện tử Chính phủ, TS.Trần Toàn Thắng, Trưởng Ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng ở trong nước, phần cung của nền kinh tế, năng lực sản xuất hiện nay không bị ảnh hưởng quá lớn, mà phần cầu bị ảnh hưởng nhiều hơn và có thể chịu tác động lũy tiến từ các đợt dịch trước. Đây là điểm cần hết sức chú ý.

Ms Nguyễn Thị Hồng Thúy và nhiều chuyên gia kinh tế chia sẻ "Đo sức mạnh doanh nghiệp không phải là doanh thu bao nhiêu mà sự ổn định của doanh nghiệp trước những "cơn bão kinh tế" và cách doanh nghiệp thích nghi, vượt qua điều đó". Cũng có là hội để nhìn lại các đối sách, chính sách phát triển, kiểm soát các nguồn lực lực doanh nghiệp và nhìn bức tranh bao quát hơn về chiến lược khách hàng. Có những nhóm đối tượng khách hàng mà qua đợt dịch mới tìm cách để tiếp cận và phục vụ họ. Và các giải pháp tiện ích hơn cho khách hàng: các hình thức thanh toán online, giao hàng và linh hoạt hơn trong chuyển đổi số mà trước đây có nhiều vấn đề còn lúng túng. Nội dung chính tại tọa đàm về: Chuỗi cung ứng nguyên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, Cân bằng nguồn tài chính. Chuyển đổi số trong các mô hình kinh doanh.

Khi kinh doanh các doanh nghiệp cũng ý thức được việc không ngồi đợi nguồn hỗ trợ từ nhà nước, mà điều doanh nghiệp đang rất cần những đối sách hỗ trợ doanh nghiệp để doanh nghiệp phát triển. Để từ đó hoạch định chiến lược phù hợp với ngành hàng kinh doanh.

Đối với nhóm ngành thương mại và dịch vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo chia sẻ của Ms Thanh Thảo - chuyên gia tư vấn đầu tư các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho hay: "Chính từ những khó khăn trong đại dịch, ngành thương mại & du lịch Việt Nam lại có cơ hội để nhìn lại chính mình và chuẩn bị cho tương lai, trong đó, có việc khẳng định và phát huy vị thế của Việt Nam là một trong những nước tiềm năng, giàu bản sắc của khu vực Châu Á. Lúc này, điều chúng ta cần làm là vạch lại lộ trình, định hướng phát triển và công nghiệp hóa đến với khách hàng". Cụ thể:

Vẽ lại hành trình người tiêu dùng để xác định nhu cầu mới của người tiêu dùng: Xác định lại thật rõ ràng và cụ thể hóa đối tượng khách hàng cho những phân khúc sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Các nhân tố tác động đến hành trình mua hàng. Ngoài ra chính doanh nghiệp cũng phải tạo ra các giá trị hữu ích khác ngoài việc ưu đãi/ hậu mãi, … mà những thông tin hữu ích cho khách hàng.

Vạch ra hướng đi tích cực cho khách hàng: điều tôi muốn nói ở đây là sự tiện lợi của doanh nghiệp để khách hàng dễ sàng sử dụng dịch vụ hay sản phẩm của quý vị. Và chính tâm lúc lúc nào cũng thôi thúc khách hàng để mua hàng đôi khi đó là điều phản tác dụng. Thấu hiểu khách hàng cùng với việc hoạch định chiến lược phù hợp cho phân khúc khách hàng mà ngành hàng đang kinh doanh.

Công nghệ hoá để gần với khách hàng: Áp dụng công nghệ để khách hàng tiện lợi cho việc mua sắm và sử dụng dịch vụ, rút ngắn khoảng cách để chăm sóc khách hàng chu đáo hơn và hơn thế nữa là công nghệ giúp doanh nghiệp "đọc vị" được thói quen tiêu dùng, hành vi của khách hàng. Thấu hiểu khách. Các đối tác thanh toán, vận chuyển để mang sản phẩm, dịch vụ thuận tiện và nhanh chóng cho khách hàng.

Từ "bài học" quản trị rủi ro cho doanh nghiệp trước cơn khủng hoảng của đại dịch Covid 19, đã đến lúc chứng tỏ doanh nghiệp Việt Nam cũng cẩn thận trong việc giải quyết các thách thức kinh tế, xuất sắc chứng tỏ vị thế của mình trên thị trường. Trong "NGUY CÓ CƠ", do chính cách vận hành, quản trị doanh nghiệp của bạn và tìm ra hướng đi cho doanh nghiệp mình.

Ánh Dương

Tin mới