Ngành F&B: Kinh doanh trên ứng dụng giao đồ ăn có khiến chủ cửa hàng, quán ăn mất quyền kiểm soát?

(Tổ Quốc) - Việc tìm kiếm một đối tác nền tảng công nghệ "chuyên môn" hay hiểu rõ về ngành nghề đặc thù rất quan trọng khi bán đồ ăn trên app online. Tuy nhiên, không vì thế mà đối tác sẽ "giành" luôn phần kiểm soát hay chủ kinh doanh phó mặc cho bên thứ 3 mà lợi nhuận vẫn… cao.

Tất nhiên, khi có sự hợp tác giữa thương hiệu với ứng dụng giao đồ ăn sẽ thiết lập mối quan hệ tương hỗ, một bên muốn bán được hàng và một bên cung cấp công nghệ, quy trình có thể áp dụng để bán được hàng tốt nhất, đảm bảo tạo dòng lợi nhuận ổn định. Còn với khách hàng, khi truy cập ứng dụng giao đồ ăn đồng nghĩa với việc sẽ hưởng nhiều lợi ích; trải nghiệm với các quán ăn ngon, quán ăn gần nhất, healthy với nhiều voucher giảm giá, khuyến mãi, tặng quà… và nhiều lựa chọn hơn cho trải nghiệm ăn uống của mình.

Ngành F&B: Kinh doanh trên ứng dụng giao đồ ăn có khiến chủ cửa hàng, quán ăn mất quyền kiểm soát? - Ảnh 1.

Thực tế, sự hoạt động tích cực của các nền tảng giao đồ ăn là sự lựa chọn cho các cửa hàng, quán ăn nhỏ, lẻ hay người mới bắt đầu kinh doanh, nhất là trong giai đoạn ảnh hưởng của dịch bệnh và xu hướng tiêu dùng online hiện nay. Việc liên kết với các đối tác giao hàng sẽ hỗ trợ chủ cửa hàng rất nhiều trong việc kết nối khách hàng, "mở" cửa hàng online, tên thương hiệu, logo sẽ được hiển thị trực tuyến hay việc hỗ trợ về vận chuyển với đội ngũ shipper chuyên nghiệp. Tuy nhiên, phần chi phí cho các đối tác giao hàng chiết khấu từ 20 - 25% doanh thu khiến các chủ kinh doanh đắn đo liệu mình có hưởng lợi tốt nhất và có mất đi quyền kiểm soát các "gian hàng ảo" đang "hái" ra tiền này không?

Có đi có lại chẳng bao giờ sai

Chiết khấu từ 20 - 25% là một con số không hề nhỏ và gần như "cắn" vào lợi nhuận của cửa hàng, quán ăn. Nhưng với các cửa hàng, quán ăn nhỏ hay các startup muốn khởi nghiệp vẫn là điều nên làm khi kết hợp bán hàng trên các ứng dụng giao đồ ăn. Ngược lại, họ sẽ được tận dụng và khai thác hệ sinh thái đa dạng trên các nền tảng này như:

● Tiếp cận lượng khách hàng mục tiêu và lượng khách hàng tiềm năng trong khoảng thời gian ngắn nhờ dữ liệu khách hàng "siêu to khổng lồ" từ đối tác giao hàng

● Hệ thống quy trình vận hành, giao hàng chuyên nghiệp, qua đó giảm tải áp lực về nhân công, chi phí hậu cần cho cửa hàng khi không phải thuê tài xế hay phải mất thời gian gọi điện, ghi chép order của khách, qua đó có nhiều thời gian hơn tập trung cho việc chế biến món ăn và đóng gói.

● Sự tiện lợi và nhanh chóng với quy trình nhận đơn - xử lý đơn - giao hàng - thanh toán được thực hiện chuyên nghiệp.

● Sự xuất hiện của các shipper tại cửa hàng càng đông sẽ tạo hiệu ứng truyền thông thu hút sự chú ý của các khách hàng tiềm năng.

Có vẻ như các ứng dụng này thay thế khá nhiều công đoạn cho khâu dịch vụ. Tuy nhiên không vì thế mà "giành" luôn phần kiểm soát và tất nhiên nếu liên quan đến lợi nhuận thì chủ kinh doanh cũng không dễ phó mặc cho đối tác thứ 3.

Chủ động bán hàng trên giao diện của đối tác

Không thể phủ nhận việc hợp tác với đối tác thứ 3 giúp các quán ăn có thêm lợi nhuận và nếu chủ kinh doanh tận dụng được những lợi thế mà các app này mang lại sẽ kiểm soát tốt việc kinh doanh của mình. Khi không phải lo lắng về các công đoạn vận chuyển, giao hàng hay các khâu rườm rà khác các cửa hàng sẽ có nhiều thời gian hơn để nâng cấp dịch vụ của mình tốt.

● Đơn giản như việc cập nhật hình ảnh của quán trên app, dù là các chi tiết nhỏ nhất cũng cần được chỉn chu.

● Bán hàng online không cần diện tích quá lớn hay mặt bằng lý tưởng nhưng cửa hàng gọn gàng, sạch sẽ và thực hiện các biện pháp phòng bệnh an toàn.

● Tập trung vào việc cải thiện chất lượng món ăn, cập nhật menu và các món ăn mới, thêm nhiều topping, món ăn kèm hấp dẫn để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.

● Món ăn ngon thì cần được đóng gói cẩn thận với bao bì chỉn chu để ghi điểm tuyệt đối với khách hàng

● Chuẩn bị sẵn cho khâu đóng gói với bao bì, hộp đựng, đũa, muỗng mang đi giúp giảm thời gian chờ đợi cho shipper và khâu vận chuyển nhanh hơn tới khách hàng.

Ngoài ra, dịch vụ của cửa hàng tốt, liên tục được thay đổi đáp ứng nhu cầu của khách hàng không chỉ kéo lượng khách hàng mục tiêu cho quán mà biến họ thành khách hàng trung thành. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ đắc lực từ các nền tảng giao hàng kết hợp dịch vụ tốt, các gian hàng online tương tác tốt, khách hàng sẽ sẵn sàng đánh giá 5 sao cho thương hiệu.

Ngành F&B: Kinh doanh trên ứng dụng giao đồ ăn có khiến chủ cửa hàng, quán ăn mất quyền kiểm soát? - Ảnh 2.

BAEMIN là ứng dụng giao đồ ăn đứng 1 số về mức độ hài lòng của khách hàng và tăng trưởng nhất 2020 theo khảo sát của Q&Me.

Tận dụng được điều này, chủ kinh doanh có thể xây dựng hệ thống đánh giá thực tế và đổi thưởng ngay trên gian hàng online của mình. Khách hàng càng có nhiều bài đánh giá tốt về sản phẩm họ sẽ nhận thưởng, nhận khuyến mãi, giảm giá… giúp các chủ kinh doanh hoàn toàn có thể tận dụng để củng cố sự gắn kết với khách hàng lâu bền. Đồng thời, nâng cao giá trị sản phẩm/thương hiệu khi quán được đánh giá triển vọng hay được yêu thích trên các ứng dụng giao đồ ăn. Trong đó, "Quán Ăn Triển Vọng" - chương trình được đối tác giao hàng BAEMIN triển khai giúp TÂN TRANG THỰC ĐƠN - CẢI THIỆN DỊCH VỤ - THÚC ĐẨY DOANH THU. Hiện tại, danh sách "Quán Ăn Triển Vọng" được cập nhật hàng tuần trên ứng dụng BAEMIN và nhận được sự tham gia của nhiều đối tác nhà hàng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Đăng ký đối tác nhà hàng BAEMIN tại: https://tiny.cc/BAEMINB1 (bắt đầu từ ngày 23/06)

Ánh Dương

Tin Cùng Chuyên Mục
“Tết nay phải khác” với Top 5 trải nghiệm không thể bỏ lỡ tại Sơn Tiên

“Tết nay phải khác” với Top 5 trải nghiệm không thể bỏ lỡ tại Sơn Tiên

Sơn Tiên – biểu tượng mới của ngành du lịch giải trí Việt Nam, đã và đang tạo nên sự khác biệt nhờ sự kết hợp giữa văn hóa, giải trí, và tâm linh. Với sự phát triển từ thương hiệu Suối Tiên, nơi đây đã trở thành điểm đến lý tưởng cho mọi du khách, sẽ mang đến những trải nghiệm thật khác trong mùa tết năm nay.
Tin mới