Với vai trò công nghiệp nền tảng, ngành hóa dầu và nhựa đang là một trong số những động cơ cho cuộc đua chuyển đổi xanh ở các quốc gia đang phát triển.
Chuyển đổi xanh từ công nghiệp nền tảng
Khi các lo ngại về biến đổi khí hậu ngày càng tăng và tiêu chuẩn môi trường của các thị trường cao cấp ngày càng thắt chặt, tốc độ và khả năng chuyển đổi xanh thực sự đã trở thành yếu tố cạnh tranh quan trọng của các nền kinh tế. Ngành hóa dầu, cung ứng nguyên liệu thô cho sản xuất nhựa, từ đó giữ vai trò ngày càng nền tảng, đặc biệt là đối với nhóm ngành xương sống như logistics. Giải pháp xanh bao gồm: Polymer và sản xuất "xanh" thân thiện với môi trường có thể xem là công nghệ chiến lược đóng góp vào việc xây dựng "Kế hoạch hành động Quốc gia thực hiện Kinh tế Tuần hoàn" (NAPCE) đến 2030, và xa hơn là mục tiêu phát thải ròng bằng không (NET Zero) vào 2050.
Trong bối cảnh đó, ngành Hóa dầu SCG Chemicals (SCGC), của tập đoàn SCG - tập đoàn công nghiệp hàng đầu Đông Nam Á - dường như đang nắm bắt cơ hội vàng, phấn đấu trở thành nhà cung cấp giải pháp polymer thân thiện môi trường hàng đầu Đông Nam Á. Tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, giải pháp xanh nổi bật của SCGC đã xuất hiện trên thị trường là SCGC Green Polymer™ (Giải pháp Polymer thân thiện với môi trường) tập trung vào nhóm giải pháp 4R: Giảm thiểu (Reduce), Có thể tái chế (Recyclable), Tái sử dụng (Recycle), và Tái tạo (Renewable).
Tính đến nay, các sản phẩm SCGC Green Polymer™ đã đóng góp vào giảm phát thải khoảng 60.000 tấn CO2. Với công nghệ độc quyền SMX, SCGC Green Polymer có thể cho phép giảm độ dày sản phẩm nhựa PE polyetylen trong khi vẫn giữ được các đặc tính chức năng của nó, từ đó giúp giảm thiểu nguyên liệu đầu vào (Reduce). Từ khâu thiết kế, sản phẩm thúc đẩy các giải pháp bao bì đơn vật liệu, nhằm tăng khả năng tái chế (Recyclable) sau tiêu dùng. Công thức độc quyền và mạng lưới thu gom chất thải được SCGC xây dựng rộng khắp với các đối tác thúc đẩy tái chế (Recycle) chất thải nhựa thành hạt nhựa chất lượng cao, cung cấp nguyên liệu cho chính SCGC và các đối tác trong nước. Cuối cùng, với nguyên tắc Tái tạo (Renewable), sản phẩm nhựa sinh học của SCGC có khả năng phân hủy hoàn toàn, là nguyên liệu dùng để sản xuất túi sinh học. SCGC đang đặt mục tiêu 1 triệu tấn sản phẩm Polymer thân thiện môi trường vào năm 2030.
Bên cạnh đó, Tổ hợp Hoá Dầu Long Sơn (LSP) - tổ hợp hóa dầu đầu tiên của Việt Nam cũng áp dụng các công nghệ tiên tiến, chú trọng các biện pháp an toàn, bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội.
Thúc đẩy chính sách chuyển đổi xanh
Tại Việt Nam, SCGC nói riêng và SCG nói chung vẫn luôn tích cực hợp tác với Chính phủ và khối doanh nghiệp tư nhân trong việc thúc đẩy Chuyển đổi xanh và Kinh tế tuần hoàn từ cấp quốc gia đến địa phương. Từ năm 2020, SCG đã tham trong Hợp tác công - tư hướng đến Kinh tế tuần hoàn trong quản lý chất thải nhựa cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), và các doanh nghiệp khác hàng đầu Việt Nam. Ngoài ra, SCGC cùng các đối tác công - tư đã cùng hợp tác phát triển Dự án quản lý chất thải rắn ở Vũng Tàu, một dự án tiên phong về quản lý chất thải ở Việt Nam.
Mới đây nhất, SCG và Mạng lưới Đối tác doanh nghiệp Thái Lan đã phối hợp cùng Bộ TN&MT tổ chức Diễn đàn Kinh tế Tuần hoàn Việt Nam 2023 với chủ đề "Xây dựng Kế hoạch Hành động Quốc gia thực hiện Kinh tế Tuần hoàn" vào ngày 16/11 vừa qua. Bên cạnh việc chia sẻ những kinh nghiệm kinh tế tuần hoàn trong sản xuất, SCG còn đem đến Triển lãm Xanh các ấn phẩm được tái chế từ giấy và nhựa của SCGP và SCGC. Sau sự kiện, những ấn phẩm này sẽ được đưa trở lại nhà máy để tái sử dụng và tiếp tục thực hiện chu trình kinh tế tuần hoàn thích hợp.
Ông Roongrote Rangsiyopash - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn SCG khẳng định "Mục tiêu của chúng tôi là phát triển lớn mạnh và bền vững cùng nhau, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các nước ở khu vực Đông Nam Á với các nền kinh tế khác trên thế giới." Với những cam kết mạnh mẽ, chiến lược xuyên suốt và hành động cụ thể, tập đoàn SCG và Ngành hóa dầu SCGC đang khẳng định vị thế tiên phong trong mục tiêu này.