Mặc dù mức sống của người dân tiếp tục được cải thiện trong những năm gần đây, tuy nhiên, ngày càng có nhiều người mắc các bệnh chuyển hóa mãn tính như tăng đường huyết thông thường hoặc tiểu đường.
Khi bệnh còn nhẹ, tác hại mà những bệnh này gây ra cho người bệnh có thể chỉ là các triệu chứng như đa niệu, đa dây thần kinh… Tuy nhiên, nếu không chú ý kiêng kỵ trong ăn uống cũng sẽ gây ra các biến chứng cấp và mãn tính khác nhau, ảnh hưởng lớn đến cơ thể và cuộc sống của người bệnh.
Vì vậy, để tránh những vấn đề nghiêm trọng, người có đường huyết cao cần lưu ý những nguyên tắc trong chế độ ăn uống, đặc biệt nên tham khảo "3 ăn thêm, 4 ít đụng" dưới đây:
"3 ăn thêm"
1. Rau xanh đậm
Ăn một lượng vừa đủ rau có màu xanh đậm có thể giúp điều chỉnh lượng đường huyết. ( Ảnh:Internet)
Rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, súp lơ… rất thích hợp cho những người có lượng đường trong máu cao. Đây là những thực phẩm rất giàu chất xơ, vitamin và các chất khoáng chất quan trọng khác. Nếu ăn một lượng vừa đủ có thể giúp điều chỉnh lượng đường huyết ở một mức độ nhất định, đồng thời có thể ngăn ngừa các biến chứng khác nhau của bệnh tiểu đường.
Không chỉ vậy, các nguyên tố vi lượng trong rau còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa da và nếp nhăn rất hiệu quả, do đó, phụ nữ tuổi càng cao càng nên ăn loại thực phẩm này nhiều hơn.
2. Ngũ cốc nguyên hạt
Ăn ngũ cốc nguyên hạt giúp đào thải các chất độc trong quá trình trao đổi chất và tránh tình trạng lượng đường trong máu quá cao. (Ảnh:Internet)
Ngô, yến mạch, gạo lứt, lúa mì, ... đều thuộc nhóm ngũ cốc nguyên hạt. Lý do người có đường huyết cao nên ăn nhiều thực phẩm này là vì chúng rất giàu cellulose, có lợi cho nhu động đường tiêu hóa. Do đó giúp đào thải các chất độc trong quá trình trao đổi chất và tránh tình trạng lượng đường trong máu quá cao. Đặc biệt, ngô còn chứa nhiều vitamin E. Nếu bạn ăn thường xuyên sẽ giúp cho quá trình bài tiết hormone của cơ thể và đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất.
3. Trái cây ít đường
Táo ta là loại quả không chứa nhiều đường mà người người huyết cao có thể ăn được.(Ảnh:Bazaarvietnam.vn)
Khi lượng đường trong máu tương đối cao, nhiều người nghĩ rằng họ không thể ăn trái cây. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có một số loại hoa quả không chứa nhiều đường mà người tiểu tiểu đường có thể ăn được, ví dụ như quả táo ta.
Loại táo này chứa vitamin A, fructose và niacin. Đặc biệt là fructose trong táo, nếu tiêu thụ điều độ không chỉ có thể làm giảm các triệu chứng căng thẳng quá mức mà còn có thể thúc đẩy sự tổng hợp các yếu tố miễn dịch của con người và tăng cường khả năng miễn dịch.
Ngoài ra, nó có thể cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể với insulin, cuối cùng đạt được hiệu quả điều chỉnh lượng đường trong máu, do đó, nên ăn nhiều hơn khi đường huyết tăng cao.
"4 ít đụng"
1. Thực phẩm chế biến
Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn dễ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. (Ảnh:Internet)
Hầu hết các thực phẩm như xúc xích, thịt xông khói và các loại thực phẩm chế biến từ thịt đều là món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên dù thơm ngon nhưng ăn nhiều loại đồ ăn này sẽ có những tác động xấu tới sức khỏe, không chỉ gây béo phì mà còn dễ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Nguyên nhân là vì trong thực phẩm chế biến sẵn có nhiều chất béo, chất bảo quản và chất phụ gia. Các thành phần này có thể làm hỏng chức năng của các tiểu đảo, thậm chí làm tăng đột ngột lượng đường trong máu, tăng nguy cơ tai biến.
2. Tinh bột
Ăn quá nhiều tinh bột sẽ khiến hàm lượng carbohydrate vượt quá tiêu chuẩn. (Ảnh: Internet)
Nếu muốn hạn chế nguy cơ tăng cao đường huyết sau ăn, bạn nên cắt giảm các thực phẩm chứa tinh bột như cơm, bún phở, bánh bao hấp và mì. Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến hàm lượng carbohydrate vượt quá tiêu chuẩn, dễ sinh ra nhiều đường làm rối loạn bài tiết insulin.
3. Nước ngọt
Nước ngọt là thức uống có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng nên người có đường huyết cao nên tránh sử dụng.
Uống nhiều nước ngọt đồng nghĩa với việc bạn đang nạp vào cơ thể các loại carbohydrate hấp thụ nhanh. Đây là yếu tố khiến đường huyết tăng nhanh và gây ra tình trạng kháng insulin.
Bên cạnh đó, uống nước ngọt thường xuyên cũng sẽ khiến cơ thể tích trữ năng lượng dư thừa dưới dạng chất béo, dẫn đến bệnh béo phì. Đây chính là điều kiện để phát triển bệnh tiểu đường.
Đặc biệt, người đã mắc bệnh tiểu đường thì càng phải tránh xa loại đồ uống này, bởi uống nước ngọt sẽ khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn, khiến bệnh trầm trọng hơn.
4. Thức ăn nhiều dầu mỡ
Thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.( Ảnh:Internet)
Muốn ổn định đường huyết thì nên ăn ít dầu mỡ. Nguyên nhân chính là vì dầu mỡ đi vào cơ thể không chỉ làm tăng đường huyết mà còn ảnh hưởng đến độ nhạy cảm của cơ thể với insulin, làm đẩy nhanh tiến triển của bệnh.
Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Do đó, dù bạn có bị hấp dẫn bởi những món ăn này đến đâu thì cũng nên hạn chế ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.
(Theo Toutiao)
Ánh Lê