(Tổ Quốc) - Hóa ra khói bếp khi nấu ăn lại là "chất độc" hại sức khỏe nghiêm trọng, có thể gây ung thư phổi, Nhưng hầu hết chúng ta đều bỏ qua điều này.
Ông Giang 54 tuổi gần đây luôn cảm thấy không khỏe, ho nhiều, tức ngực và cảm thấy có gì đó bất thường ở ngực, ông vẫn chưa biết chính xác là tại sao và gia đình ông rất lo lắng.
Ông Giang cả đời làm đầu bếp, luôn nghĩ chỉ cần ăn ngon, cơ thể cường tráng là được. Vì thế ông không đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe, cứ để bệnh tình tiếp tục kéo dài. Cho đến một buổi sáng, khi ông ho dữ dội, khạc ra một ngụm đờm máu. Lần này ông mới chịu đến bệnh viện.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ kết luận ông Giang đã mắc bệnh ung thư phổi. Tuy nhiên kết quả phân tích bệnh lý cũng không tệ, là giai đoạn giữa và chưa đến giai đoạn cuối, điều trị tích cực thì vẫn còn hy vọng. Dù vậy nhưng bệnh ung thư không hề đơn giản, sau một tháng nhập viện, ông Giang đã giảm 20kg, tác dụng phụ của quá trình xạ trị và hóa trị hàng ngày khiến ông cả đêm không ngủ được.
Ông Giang và người nhà ông đều không hiểu tại sao từ trước đến giờ ông ăn uống điều độ, lại không hề hút thuốc, sao đột nhiên lại bị ung thư phổi?
Bác sĩ giải thích: Việc hình thành ung thư phổi khá phức tạp, hút thuốc lá chỉ là một trong những yếu tố gây bệnh, còn nhiều thứ khác có thể làm tổn thương phổi. Ví dụ như ông Giang thường thích uống rượu, ăn cay, thường xuyên tiếp xúc với khói bếp. Đó cũng chính là yếu tố gây bệnh.
Khói bếp là loại khí độc chỉ đứng sau thuốc lá, rất có hại cho phổi. Thường xuyên tiếp xúc với khói bếp dễ gây ra các triệu chứng ho, khạc đờm, thậm chí là hen suyễn. Nó thường gây ra viêm phế quản mãn tính và ung thư phổi.
Những dấu hiệu nhận biết ung thư phổi giai đoạn giữa đến giai đoạn cuối:
1. Ngón tay "dày lên"
Người ta thường nói mười ngón tay thông với tim, tim và phổi thông với nhau, tim cung cấp máu cho phổi, phổi cung cấp oxy cho tim. Những thay đổi bất thường ở ngón tay đôi khi liên quan đến bệnh phổi. Khi các đốt ở cuối ngón tay được phát hiện có hiện tượng giãn rộng và dày lên rõ ràng.
Lúc này, chúng ta phải cảnh giác cao độ với căn bệnh ung thư phổi. Bởi vì, sự xuất hiện của ung thư phổi đôi khi làm cho các mô xung quanh khớp bị phình to và phình ra một cách bất thường. Trường hợp nặng còn có thể ảnh hưởng đến vận động tay chân, xương khớp, lúc này phải cảnh giác và đi khám càng sớm càng tốt.
2. Lòng bàn tay đỏ lên
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng màu đỏ sẫm của lòng bàn tay có thể là biểu hiện của phổi nhiệt, điều này cũng cho thấy phổi không được khỏe mạnh. Người bị nhiệt phổi còn có thể kèm theo các triệu chứng như ho, khạc đờm vàng, khô miệng, sưng tấy và đau họng, nhất là những người hút thuốc lá thì càng phải chú ý đến các triệu chứng đó.
3. Đau các ngón tay
Nói chung, đau bàn tay và ngón tay có thể bị nhầm với các bệnh như thấp khớp, nhưng ung thư phổi cũng có thể gây đau ngón tay. Khi da lòng bàn tay dày lên không thể giải thích được, có màu trắng và xuất hiện nếp nhăn.
Hãy cảnh giác với các dấu hiệu của ung thư, vì khi một số lượng lớn tế bào ung thư tăng lên, trên da sẽ xuất hiện các tổn thương vảy dày màu trắng, tất cả đều do ung thư phổi.
4. Móng tay dần thành màu đen
Hình dạng móng tay cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết các bệnh phổi. Về mặt lâm sàng, ngón tay sưng phồng thường xuất hiện trong các bệnh như ung thư phổi, giãn phế quản, áp xe phổi.
Đồng thời, móng tay sẽ ngày càng dày và xuất hiện các dấu hiệu như đốm đen, các đường dọc màu đen,… đặc biệt đối với những người hút thuốc lá, nếu có triệu chứng như vậy thì tốt nhất nên đi chụp CT phổi
Để nuôi dưỡng và bảo vệ phổi, hãy nhớ 4 "người bạn đồng hành" này:
1. Các loại thực phẩm màu trắng
Thực phẩm màu trắng có nhiều carbohydrate và protein hơn, có thể tăng cường thể chất và dưỡng ẩm cho phổi; Các loại thực phẩm màu trắng phổ biến bao gồm:
-Các loại hạt: đậu nành, gạo, yến mạch...
- Các loại rau: hoa hòe, cơm lam, củ sen, súp lơ, bắp cải, củ cải trắng, măng, tỏi…
- Các loại nấm: Hericium erinaceus, nấm gà, nấm Shimeji, nấm tươi, nấm sò, nấm trắng...
- Trái cây: vải, bạch quả, hạt sen, lê, hạnh nhân...
- Các loại khác: da lợn, óc lợn, gân, thận cừu, sữa, tủy bò...
2. Các loại rau chứa nhiều nước
Sử dụng rễ cây bồ công anh, rau diếp xoăn, cây cát cánh và cây thục địa, bốn loại này kết hợp để tạo thành trà thục địa. Uống hàng ngày để thải độc phổi và tăng cường khí của phổi. Bồ công anh, với danh tiếng là "kháng sinh tự nhiên", có thể loại bỏ chứng viêm miệng và có tác dụng diệt khuẩn, có thể làm giảm viêm họng mãn tính và khó chịu ở phổi do viêm phổi gây ra.
Rau diếp xoăn có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện các chứng khó chịu ở phổi, giảm tác hại của việc hút thuốc đối với gan và mạch máu. Cây cát cánh có công dụng bổ phổi, trừ đờm, thông hầu, tiêu mủ, cây thục địa có tác dụng trị khô họng, lưỡi và nó có thể tạo ra chất lỏng trong cơ thể để làm dịu cơn khát và cải thiện khả năng miễn dịch. Kết hợp với nhau, bốn loại này có thể được sử dụng như một loại trà thay thế hàng ngày cho người hút thuốc, hoặc như một chất bổ dưỡng phổi.
3. Vận động thường xuyên
Khi hút thuốc sẽ khiến máu lưu thông chậm và giảm khả năng miễn dịch. Tập thể dục có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tăng sức đề kháng. Khi tập thể dục, tốt nhất nên chọn bài tập thể dục nhịp điệu, đi bộ và chạy bộ là những bài tập tốt.
Trong quá trình tập thể dục nhịp điệu, hít thở sâu có thể rèn luyện chức năng của phổi, tăng dung tích phổi, giúp phổi khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, các bài tập này còn có thể giảm cân, chống béo phì, giảm hoặc cải thiện các triệu chứng như huyết áp cao.
4. Hít thở không khí trong lành
Để dưỡng phổi bằng khí, bạn có thể thường xuyên đến những nơi có cây cối tươi tốt, không khí trong lành để tập hít thở sâu để phổi được thông thoáng. Đứng, hít thở sâu (khoảng 5 giây), đồng thời nâng bụng lên, thở ra (khoảng 7 giây). Từ từ thở ra (8-15 giây), hóp bụng. Hít vào và thở ra lặp đi lặp lại như một chu kỳ. Mỗi lần 10 phút, ít nhất 2 lần một ngày.
Theo Aboulowang
Hoàng Lan