(Tổ Quốc) - Món ăn dân dã, quen thuộc với nhiều người này là thủ phạm, tăng nguy cơ gây ung thư phổi không kém gì hút thuốc.
Thủ phạm không ngờ gây ung thư phổi
Chú Trần năm nay 56 tuổi, trước mắt chỉ còn vài năm nữa là chú đến tuổi nghỉ hưu. Vì vậy trong công việc, chú không còn bận rộn như trước nữa. Thường ngày chú dành tâm sức nghiên cứu các loại đồ ăn thức uống, coi đó như một sở thích để bồi dưỡng cơ thể tuổi già.
Tuy nhiên, bắt đầu từ nửa năm trước, chú Trần thường xuyên ho khan không rõ nguyên nhân. Hơn nữa, chú Trần còn xuất hiện cảm giác tức ngực khó chịu bất thường, triệu chứng ngày càng trở nên trầm trọng hơn, vi vậy, chú buộc phải tới bệnh viện khám.
Qua chụp CT và xét nghiệm sinh thiết, phát hiện phát hiện phần đáy phổi của chú có một chấm đen kích thước khoảng 2.1x2.7x2.4cm. Kết cấu phần phổi dưới thay đổi thành dạng lưới, có thể nhìn thấy các hạch bạch huyết sưng to rõ ràng trong trung thất của phổi, kết quả xét nghiệm sinh thiết cho thấy có dấu hiệu của ung thư.
Tất nhiên kết quả này đối với chú Trần mà nói thật khó để có thể chấp nhận, bản thân chú không thậm chí chưa từng hút thuốc, sao lại có thể mắc ung thư phổi được? Nhưng sau khi hỏi về tình hình thói quen sống thường ngày của chú, bác sĩ đã thẳng thắn kết luận: thói quen ăn uống không lành mạnh này còn hại phổi hơn cả hút thuốc!
Thì ra thường ngày chú Trần rất thích ăn các loại dưa muối chua, bao gồm cả dưa hay cà hay cải trắng. Bởi khi còn trẻ chú đã quen ăn thịt, cá, đến khi có tuổi, các món ăn dân dã, đưa cơm này lại rất vừa miệng.
Tuy nhiên điều mà chú Trần có lẽ không ngờ tới là các món ăn được ngâm chua có chứa một lượng lớn hợp chất Nitrit, qua quá trình chuyển hóa trong cơ thể, nó sẽ sinh ra nitrosamine, một chất độc gây ra ung thư, không chỉ gây ra tổn hại cho các tế bào phổi mà nó còn liên tục thúc đẩy quá trình này, dẫn đến ung thư phổi.
2 "hạn chế" để bảo vệ phổi
Sức khỏe của phổi liên quan đến sức khỏe của toàn bộ cơ thể thậm chí là an toàn tính mạng của con người. Mặc dù rất khó để xác định nguyên nhân chính xác của ung thư phổi, đặc biệt là ở những người phát triển ung thư phổi mà không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào được biết đến.
Tuy nhiên, có một số yếu tố liên quan đến lối sống làm tăng nguy cơ phát triển ung thư phổi và trên cơ sở đó, chúng ta sẽ có cách phòng ngừa căn bệnh này. Vì vậy, bác sĩ đã nhắc nhở: Nếu không muốn phổi bị tổn thương thì có 2 việc thường ngày phải hạn chế:
Ngủ ngay sau khi ăn xong
Nếu bạn nằm ngay sau bữa ăn, thức ăn hoặc dịch trong dạ dày sẽ trào ngược lại và bị hút vào phổi, gây ra viêm phổi. Ngoài ra, khi ở trong trạng thái ngủ, phản ứng thần kinh của con người sẽ giảm đi, dịch vị dạ dày tăng lên, phổi cũng sẽ dễ dàng hút nhiều dịch dạ dày hơn.
Khi chức năng tự điều chỉnh của môi trường bên trong cơ thể suy giảm, hầu hết chúng sẽ đi kèm với suy dinh dưỡng và các thay đổi bệnh lý mãn tính khác, có khả năng gây rối loại chức năng hệ thống, thậm chí dẫn đến suy tim, phổi.
Thường xuyên nóng giận
Nếu bạn thường xuyên lo lắng, cáu gắt sẽ dễ ảnh hưởng đến hoạt động của phổi, hoặc làm suy giảm miễn dịch của phổi, tạo điều kiện cho các mầm bệnh và vi sinh vật xâm nhập phổi dễ dàng hơn, từ đó gây nguy hiểm cho sức khỏe của cơ thể, làm tổn thương phổi, tăng nguy cơ mắc các bệnh về phổi, viêm phổi.
Ngoài việc tránh xa những thói quen xấu nêu trên, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng nên chú ý xây dựng thói quen bồi bổ phổi một cách khoa học, hay để tăng cường chức năng phổi và bảo vệ sức khỏe cho phổi tốt hơn.
Khi bạn già đi, nguy cơ phát triển ung thư phổi cũng như nhiều bệnh khác tăng lên. Với những người từ 40 tuổi trở lên, nguy cơ mắc ung thư phổi sẽ cao hơn. Vì thế, bạn phải thường xuyên đến gặp bác sĩ để khám sức khỏe định kỳ và đặc biệt là chụp phổi hàng năm để sớm phát hiện những dấu hiệu sớm của bệnh.
Nguồn: aboluowang
Phương Thu