(Tổ Quốc) - "Tôi yêu cô ấy biết nhường nào và có thể hy sinh tất cả vì cô ấy", Cố Chính Đông, 76 tuổi nói.
Năm 1996, bà Cao Chí Hiệp được bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư vú giai đoạn cuối. Bác sĩ dự đoán, bà chỉ có thể sống thêm 3 năm nữa. Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và các phương pháp điều trị để kéo dài sự sống khiến bà chịu nhiều đau đớn. Chồng bà, ông Cốc Chính Đông thực sự không thể chịu đựng được khi nhìn vợ chết dần trong nuối tiếc như vậy. Ông quyết định nghỉ hưu sớm đưa vợ đi du lịch vòng quanh thế giới và ắt đầu "hành trình đánh bại ung thư".
Hai người cùng nhau lái xe đi khắp nơi suốt 20 năm qua với quãng đường ơn 250.000 km, nhưng căn bệnh ung thư vẫn chưa thể cướp đi cuộc sống của bà Cao Chí Hiệp…
Cuộc gặp gỡ định mệnh
Mùa hè năm 197, trời bỗng dưng nổi cơn dông bất ngờ. Cốc Chính Đông chạy đếm trú mưa ở một mái hiên thì tình gặp cô gái trẻ Cao Chí Hiệp. Suốt 4 tiếng trò chuyện khi cùng trú mưa đã khiến họ phải lòng nhau.
"Cô ấy thật tài giỏi, mình nhất định phải cưới cô ấy làm vợ", Chính Đông nghĩ thầm. Trong khi đó, Cao Chí Hiệp cũng rất ấn tượng với anh chàng thật thà, lương thiện vừa tình cờ gặp. Hai người cứ thế yêu nhau.
Nhưng gia đình Chính Đông khi ấy nghèo tới nỗi gạo không đủ ăn. Mẹ ông một mình nuôi 4 người con, không kiếm đâu ra tiền sính lễ để hỏi cưới Chí Hiệp. CHính Đông suy nghĩ kỹ càng rồi quyết định thành thật với Chí Hiệp. Không ngờ, bà im lặng một lát rồi nói: "Chúng ta đều có đôi bàn tay, có thể làm ra được của cải, chỉ cần anh cả đời đối xử tốt với em là đủ rồi".
Lời nói đó khiến Chính Động vừa cảm động vừa thương bà, hứa rằng sẽ đối xử thật tốt với bà cho tới cuối đời.
Hai người cứ như vậy gắn bó với nhau, không sính lễ, không tiệc cưới. Cuộc hôn nhân trải qua nhiều năm, hai vợ chồng vẫn luôn hòa thuận. Vợ chồng họ chính là điển hình của câu nói: Tình yêu đích thực không cần nhiều lời. Chỉ một động tác, ánh mắt là có thể hiểu tâm ý của đối phương.
Ở tuổi 35, bà Hiệp quyết định tham gia thi đại học, hầu hết mọi người phản đối: Ở tuổi này rồi còn không yên phận đi.
Nhưng ông Đông lại không trách cứ một lời mà một mình chăm sóc con cái, gia đình để vợ chuyên tâm ôn thi. Sau đó, bà Hiệp đỗ vào lớp giáo viên của Học viện Đồ họa truyền thông Thượng Hải với kết quả thủ khoa của tỉnh Liêu Ninh và cả thứ 4 Trung Quốc và trở thành giáo viên sau khi tốt nghiệp.
Ông Đông sau đó cũng nghỉ công việc lương cao, vào trường bà Hiệp làm công việc hậu cần. Nhà văn Tiền Chung Thư nổi tiếng Trung Quốc từng nói về vợ mình: "Trước khi gặp cô ấy, tôi chưa từng nghĩ tới chuyện kết hôn; kết hôn đã vài chục năm, tôi chưa từng hối hận vì đã cưới cô ấy."
Chuyện tình của Cốc Chính Đông và Cao Chí Hiệp cũng như vậy: Yêu từ cái nhìn đầu tiên, chung thủy một đời với nhau. Đó chính là tình yêu đẹp nhất. Nhưng cuộc đời khó lường, tai họa ập đến đã phá vỡ sự bình yên đấy.
Cuộc đấu tranh giành sự sống
51 tuổi, Cao Chí Hiệp mắc bệnh ung thư, bác sĩ dự đoán cuộc sống chẳng kéo dài được bao lâu nữa. Trong 3 năm đầu, Cố Chính Đông tận tình chăm sóc vợ. Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị chịu nhiều đau đớn, tóc Cao Chí Hiệp rụng hết, không ăn, không uống được gì, bước đi cũng không vững. Bà cảm thấy cuộc sống "không giống con người", chỉ tuyệt vọng chờ ngày chết.
Ông Cố không thể nhìn vợ sống trong đau đớn như vậy. Sau khi xuất viện, ông quyết định cùng vợ thực hiện một bộ ảnh cưới. Dù đã sống hơn nửa đời người, nhưng cả 2 vẫn tình tứ, ngọt ngào chẳng khác gì mới yêu.
"Vợ à, chúng ta hãy cùng nhau đi nhìn nắm thế giới nhé. Anh muốn làm cho cuộc sống của chúng ta nhiều màu sắc hơn". Cao Chí Hiệp gật đầu đồng ý với chồng. Thế là hai người bắt đầu hành trình rong ruổi khắp các nẻo đường. Cố Chính Đông chỉ muốn vợ mình được vui vẻ, không còn gì hối tiếc trong những ngày cuối cùng của cuộc đời.
Năm 1999, họ bắt đầu hành trình du lịch cùng nhau và chống lại căn bệnh ung thư.
Ban đầu, họ đi du lịch theo các đoàn. Ông Đông kinh ngạc phát hiện ra cơ thể của vợ ngày càng chuyển biến tốt hơn. Vì vậy, ông nảy ra một suy nghĩ "táo bạo": Dùng tiền tiết kiệm nhiều năm mua một chiếc xe ô tô, bắt đầu hành trình du lịch tự túc.
Cuộc hàn trình của họ cứ thế đã kéo dài hơn 20 năm, tới hơn 1100 điểm du lịch, trải dài 250.000km. Họ tự lái xe tới cả Lào và Thái Lan. Họ cùng nhau trải qua bão cát chưa từng thấy ở Tân Cương, lật xe ở Tây Tạng… Nhưng khó khăn không mài mòn ý chí của họ, ngược lại càng khiến họ quyết tâm biến cuộc sống thành một hành trình du lịch ý nghĩa.
Cao Chí Hiệp đã tổng kết lại hành trình ngao du của 2 vợ chồng, viết thành một cuốn sách, khi xuất bản được rất nhiều người yêu thích.
Hành trình ung thư tự chữa lành
"Chúng tôi đã cùng nhau đi tới cùng trời cuối đất, trải qua bao nhiều chuyện trên đời. Đó là cuộc sống mà chúng tôi rất yêu thích", vợ chồng Cố Chính Đông, Cao Chí Hiệp chia sẻ.
Năm 2003, họ đã đi khắp mọi miền đất nước Trung Quốc. Bện tình của Cao Chí Hiệp cũng này càng chuyển biến tốt hơn. Sau nhiều lần tới bệnh viện kiểm tra lại, dần dần bà đã không còn cần dùng thuốc chống ung thư nữa. Chuyến du lịch của họ đã trở thành hành trình chữa bệnh, cho chính mình và những người khác.
Năm 2010, ông Cố Chính Đông lúc đó đã 64 tuổi, vừa học lái xe đã gây tai nạn. Hai vợ chồng bị thương nặng, bà Cao CHí Hiệp bị gãy xương sống, không thể cử động. Họ phải nằm viện một thời gian dài. Tuy nhiên, sau khi hồi phục, 2 vợ chồng vẫn tiếp tục lên đường.
Cao Chí Hiệp an ủi chồng: "Không có gì phải sợ, mọi chuyện qua rồi, chúng ta lại cùng nhau lên đường".
Cố Cính Đông nói: "Chỉ cần bà dám ngồi, tôi sẽ dám lái".
Ông Đông cũng đã sữa chữa chiếc xe của mình thành một ngôi nhà di động với nhà vệ sinh, giường nằm, bếp nấu ăn cơ bản… Ngày 3 bữa, ông nấu cơm cho 2 vợ chồng. Bà muốn sống một cuộc sống vô lo, tự tại ung dung, vậy thì ông cũng tận tâm chăm sóc, lo cho bà một khoảng trời tự do, cùng bà ngao du sơn thủy.
Ông Đông đảm nhiệm việc lái xe, và cũng chưa bao giờ phàn nàn việc bà Hiệp không giỏi việc nấu nướng. Bởi lẽ ông cho rằng, phân công công việc của 2 vợ chồng không giống nhau, "Bà ấy thuộc kiểu người của sự nghiệp". Ông từng tán thưởng tài hoa của vợ: "Bà ấy mà giảng bài thì là số 1, không ai bằng được".
Bà Hiệp cảm động nói về chồng: "Gặp được ông ấy là phúc phận đời tôi, đó là sự sắp đặt của ông trời cho tôi gặp được tri kỷ".
Hơn 20 năm rong ruổi khắp nẻo đường, nhiều người cho rằng vợ chồng ông Cố "lắm tiền nhiều của" hoặc sống nhờ vào sự chu cấp của con cái. Nhưng thực sự họ chỉ là một cặp vợ chồng già bình thường, đã nghỉ hưu, chỉ có khoản trợ cấp hưu trí chưa tới 8 nghìn nhân dân tệ/tháng. Trong suốt hành trình, chi phí tốn kém nhất là tiền xăng. Họ ngủ trong xe ô tô, tiết kiệm chi phí ăn ở. Họ chọn đi các đường tỉnh lộ, quốc lộ để giảm chi phí cầu thường, không bao giờ đi ăn nhà hàng, tự đi chợ, nấu ăn cho nhau.
Cuộc sống của họ là một chuyện tình lãng mạn với củi, gạo, dầu muối và tình yêu dành cho nhau. "Tôi yêu cô ấy biết nhường nào và có thể hy sinh tất cả vì cô ấy", Cố Chính Đông nói.
40 năm bên nhau, 20 năm thử thách sinh tử, nghèo khó cũng không ngăn được tình yêu họ dành cho nhau. Cuộc sống là vô cùng, con đường phía trước con dài, họ sẽ tiếp tục bên nhau đi khắp trời cuối đất, cho tới khi không thể bước đi được nữa…
Ở trên một cao nguyên hơn 4000m, ông Đông quỳ một chân xuống, tặng cho người vợ bông hoa mà mình tận tay hái
Theo Sohu
Hoàng Lan