(Tổ Quốc) - Món ăn quen thuộc trên mâm cơm gia đình Việt lại có thể gây "thối gan", càng hạn chế ăn càng giảm nguy cơ ung thư.
Dì Vương, 64 tuổi, có tiền sử mắc bệnh viêm gan B. 26 năm nay, bà không uống rượu, không hút thuốc, rất thích ăn dưa chua và hầu như bữa nào cũng ăn món này, bà cảm thấy không thể ăn nổi nếu không có dưa muối. Sau đó một thời gian, bà thấy vùng hạ sườn phải đau nhức, khó chịu, không còn sức lực. Bà liền đi khám và được chẩn đoán là ung thư gan giai đoạn cuối. Các y bác sĩ đã cố gắng hết sức điều trị nhưng không may bà đã không qua khỏi.
Có thể chúng ta chưa biết, dưa chua kẻ thù khiến gan “thối rữa”, nếu chúng ta ăn quá nhiều có khả năng sẽ giống trường hợp đau lòng như dì Vương. Bài viết dưới đây sẽ nói về lý do tại sao dưa muối lại được cho là thực phẩm càng ăn nhiều càng khiến gan thối rữa? Những điều cần lưu ý trong cuộc sống của bệnh nhân viêm gan B?
1. Tại sao dưa muối được cho là kẻ thù gây tổn hại gan?
Dưa chua có vị đậm đà nên trong mâm cơm của nhiều gia đình, dù nấu bao nhiêu món thì bên cạnh luôn có một đĩa dưa chua nhỏ đầy ắp. Điều này dường như trở thành thói quen và thậm chí nhiều người còn nghiện ăn dưa muối.
Tuy nhiên rau muối chua là một loại thực phẩm ngâm chua, trong quá trình ngâm sẽ sinh ra một lượng lớn nitrit. Cơ thể con người ăn vào quá nhiều nitrit sẽ vượt quá khả năng chuyển hóa và bài tiết của gan và thận, có thể cản trở quá trình vận chuyển oxy. Hơn nữa, nitrit trong cơ thể người cũng có thể tạo ra nitrosamine, được xác nhận là chất gây ung thư, dẫn đến tổn thương gan và thậm chí là ung thư gan.
2. Những điều cần lưu ý đối với bệnh nhân viêm gan B
Chú ý đến một chế độ ăn uống lành mạnh
Chúng ta nên ăn nhiều trái cây và rau quả tươi, hạn chế ăn dưa chua và các sản phẩm bảo quản đặc biệt là bệnh nhân viêm gan. Bổ sung nhiều vitamin và chất xơ để ức chế sự tổng hợp nitrosamine. Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo, nhiều đường và tránh xa thuốc lá, rượu bia!
Tập thể dục nhiều hơn
Lựa chọn một phương pháp tập luyện phù hợp với bản thân có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể, từ đó giúp chúng ta đẩy nhanh quá trình đào thải chất độc ra ngoài.
Hãy bớt tức giận, ngừng suy nghĩ tiêu cực
Như chúng ta đã biết, lý luận y học “tức giận làm hại gan”, tức là khi chúng ta giận dữ, nóng nảy sẽ ảnh hưởng xấu đến gan.
Lý luận này cho rằng khi tức giận, cơ thể sẽ tiết ra chất catecholamine, chất này thúc đẩy quá trình phân hủy chất béo và lượng đường trong máu tăng cao, chất độc trong máu và tế bào gan cũng theo đó mà tăng lên, từ đó làm tổn hại đến chức năng gan.
Thường xuyên theo dõi chức năng gan
Khi mắc bệnh gan cần tích cực cải thiện, theo dõi thường xuyên và tuyệt đối nghe theo lời khuyên của chuyên gia. Đừng đợi “nước đến chân mới nhảy”, khi các triệu chứng suy giảm chức năng gan bộc phát thì phần lớn bệnh gan đã đi vào giai đoạn nặng, khó cải thiện. Nếu không cải thiện kịp thời, tính mạng người bệnh có thể bị đe dọa nghiêm trọng.
Vì vậy, những bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh viêm gan B cần thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra chức năng gan để phát hiện kịp thời và can thiệp sớm.
Sử dụng liệu pháp kháng virus tiêu chuẩn hóa
Thuốc kháng vi-rút có thể ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình sinh sản của virus viêm gan B, do đó làm giảm tác hại của virus đối với gan và giảm tỷ lệ mắc viêm gan.
Tuy nhiên, thuốc kháng virus cần được uống hàng ngày trong ít nhất một năm, và một số bệnh nhân cần dùng lâu hơn. Với sự phát triển của công nghệ y tế, thuốc kháng virus có thể cần được điều chỉnh kịp thời. Đồng thời cũng cần đặc biệt chú ý việc dùng thuốc cần tái khám định kỳ để đề phòng những tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra.
Gan là cơ quan chuyển hóa quan trọng của cơ thể con người, đảm nhận trách nhiệm quan trọng là thải độc. Những thói quen xấu như ăn dưa muối, thức khuya lâu, nóng nảy,... rất dễ dẫn đến tổn thương chức năng gan. Vì vậy, trong cuộc sống, chúng ta phải chăm sóc gan thật tốt, theo dõi chức năng gan thường xuyên và chú ý khám sức khỏe định kỳ!
Theo Aboluowang
Lưu Ly