Nhật ký 'back-to-office': Một ngày đi làm hậu giãn cách

(Tổ Quốc) - Trở lại văn phòng sau gần 5 tháng "vắng bóng", nhiều bạn trẻ gặp không ít bỡ ngỡ để thích nghi với nếp sinh hoạt mới. Bóng dáng của các ứng dụng công nghệ đã len lỏi vào cuộc sống của người trẻ trong giai đoạn giãn cách, nay lại tiếp tục phát huy tính hữu dụng khi họ bắt đầu bước vào cuộc sống "bình thường mới".

Năm 2021 là cột mốc ghi nhận những thay đổi đáng nhớ. Chưa bao giờ người lao động phải làm việc tại nhà tận nửa năm, lần đầu tiên ra đường phải có giấy thông hành, chỉ được vào siêu thị, cửa hàng tiện lợi khi có "phiếu đi chợ"… Đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy chúng ta học cách thích nghi nhanh hơn với những tình huống đặc biệt, đồng thời mang đến những "lần đầu tiên" khó quên với những dịch vụ công nghệ vốn quen thuộc, nhưng phải đến đại dịch ta mới cảm nhận được sự quan trọng của chúng trong cuộc sống thường ngày.

Sáng: Dậy sớm, chuẩn bị tươm tất để đến văn phòng

Trở lại công sở sau thời gian dài work from home, giờ đây giới văn phòng cũng vội vã thích nghi để quay về nhịp sống cũ. Tuy nhiên, trạng thái "bình thường mới" hậu dịch của Hoàng Thiên Di (23 tuổi, TP.HCM) có lẽ đã có nhiều thay đổi so với trước.

Do đã làm việc tại nhà gần 5 tháng, lúc bắt đầu trở lại với văn phòng cô nàng phải điều chỉnh đồng hồ sinh học để dậy sớm hơn. "Mình đặt báo thức để dậy vào lúc 7 giờ sáng mới kịp chuẩn bị đi làm, không như hồi work from home 8 giờ 30 mới thức, một tay đánh răng một tay check mail trên điện thoại. Dù có khó khăn khi dậy sớm nhưng mình thấy tinh thần thoải mái, lên văn phòng gặp mọi người nên làm việc, trao đổi cũng thuận tiện, có tinh thần hơn", Di chia sẻ.

Dắt chiếc xe vừa được đem đi "tân trang" sau thời gian dài nằm nhà đóng bụi, Di đi lại những cung đường quen thuộc từ nhà đến văn phòng. Sau thời gian dài, dường như đường phố sạch sẽ hơn, nhưng cũng vắng lặng hơn, dù vậy vẫn không tránh khỏi lúc kẹt xe, nhịp xô bồ. Đồng hồ điểm 9h, Di đã kịp có mặt tại công ty, bật máy tính bắt đầu ngày làm việc mới.

Trưa: Đặt đồ ăn, không la cà

Trước giãn cách, Di cùng bạn vẫn hay lê la hàng quán, nhưng từ khi dịch bệnh quay lại, hàng quán đóng cửa, chuyện ăn uống tại chỗ không còn khả thi. Thế là cô nàng chuyển sang đặt món trên các ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến, thanh toán qua ví điện tử, thẻ ngân hàng để không phải xài tiền mặt, vừa tận dụng được nhiều khuyến mãi, ưu đãi cho người dùng từ các ứng dụng.

"Thay vì đến tận nơi mua vừa xa vừa lâu, mình order GrabFood cho nhanh. Nhóm mình cũng toàn người trẻ, tụi mình hay gom đơn đặt chung để xài voucher, mã khuyến mãi, rất tiết kiệm", Di cười. Trong chiếc điện thoại thông minh của cô bạn không thiếu những ứng dụng đặt món ăn trực tuyến. Có ứng dụng chỉ chuyên gọi món, đặt bàn, có app tích hợp cả đặt món, gọi xe, giao hàng, đi chợ, phục vụ đa dạng nhu cầu.

Vừa ăn, Di vừa tranh thủ "dạo" các trang thương mại điện tử từ Shopee, Tiki, Lazada... Từ ngày ở nhà, mua sắm online đã trở thành thói quen. Chọn các sản phẩm bỏ vào giỏ hàng, nhập thêm vài mã giảm giá, miễn phí giao hàng, Di mua được từ quần áo, mỹ phẩm đến đồ gia dụng, hàng điện tử mà chẳng cần đến tận cửa hàng, siêu thị như trước.

Tối: Thư giãn cuối ngày với việc nội trợ

Bận rộn là thế, Thiên Di vẫn dành thời gian để nấu bữa ăn cuối ngày chỉn chu, tươm tất. "Mình quan niệm sáng và trưa đã ăn bên ngoài rồi thì bữa tối phải về nhà nấu nướng để căn bếp có hơi ấm. Lúc nấu ăn cũng là khoảng thời gian để mình thư giãn, tạm quên những mệt nhọc, áp lực bên ngoài", cô nàng 9X chia sẻ.

Công việc tại một công ty quảng cáo vô cùng bận rộn khiến Di khá "chật vật" khi tìm thời gian đi chợ. "Lúc trước dịch mình toàn tranh thủ đi chợ cuối ngày rồi về nấu luôn, đồ ăn không tươi mà còn khá mệt mỏi, nấu cơm xong cũng gần 20h tối. Nhưng cũng từ giai đoạn giãn cách xã hội phải ở nhà đó, mình biết đến các dịch vụ đi chợ hộ. Giờ hết giãn cách mình vẫn tiếp tục "làm bạn" với các anh shipper vì sự tiện lợi, không tốn công sức và thời gian", Nghi nói. Cũng như việc đặt món ăn, Di thủ sẵn 3-4 ứng dụng đi chợ online của các nền tảng lẫn siêu thị như GrabMart (Grab), Saigon Co.op, AEON Mall…

Nhật ký back-to-office: Một ngày đi làm hậu giãn cách - Ảnh 1.

Thiên Di chọn "đi chợ hộ" để tiết kiệm thời gian cho những ngày bận rộn.

"Nếu mua đồ khô, thịt cá, rau củ tươi hoặc đồ gia dụng đơn giản thì mình dùng GrabMart cho tiện, giao hàng nhanh, mấy chục phút là có luôn. Bữa nào cần mua nước xả, dầu gội, giấy vệ sinh… mình đặt bằng app của các siêu thị để có nhiều lựa chọn hơn, đợi tầm 2-3 ngày mới có nhưng vì không phải đồ tươi sống nên không sao", Di chia sẻ bí kíp tích luỹ được sau hơn hai tháng trời mày mò thử hết các ứng dụng.

Sau hơn một tuần thay đổi thói quen sinh hoạt để thích nghi với cuộc sống "bình thường mới", Di đã dần quen với những ngày dậy sớm, bật ứng dụng đặt đồ ăn cho buổi trưa hay đi chợ online lúc tan tầm. Khó khăn thời "bình thường mới" rồi cũng sẽ qua, nhất là khi công nghệ đã mang đến sự tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm mà vẫn đáp ứng được các như cầu thiết yếu như mua sắm, đi chợ cho cuộc sống của giới văn phòng trẻ hiện đại.

Ánh Dương

Tin Cùng Chuyên Mục
Hành trình 10 năm tỏa sáng nụ cười chắc khỏe của thương hiệu kem đánh răng dược liệu tiên phong tại Việt Nam

Hành trình 10 năm tỏa sáng nụ cười chắc khỏe của thương hiệu kem đánh răng dược liệu tiên phong tại Việt Nam

Là thương hiệu kem đánh răng dược liệu tiên phong trên thị trường, sau 10 năm không ngừng phát triển, Ngọc Châu đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của triệu triệu gia đình Việt, chinh phục giới chuyên môn bởi chất lượng tốt, được các đơn vị ngành Răng Hàm Mặt lựa chọn trong các dự án chăm sóc sức khỏe răng miệng cộng đồng.
Tin mới