Nhìn lại giá trị các thương hiệu Việt sau 5 năm: Tổng giá trị tăng gấp đôi, riêng Viettel tăng gấp 4, soán “ngôi vương” suốt 4 năm của Vinamilk

(Tổ Quốc) - Sau 5 lần xếp hạng, giá trị của những doanh nghiệp trong danh sách đã tăng 2 lần so với năm đầu tiên. Trong đó, Viettel là cái tên có bước phát triển đáng kể nhất.

Danh sách các thương hiệu giá trị nhất Việt Nam được Forbes công bố lần đầu tiên vào năm 2016. Phương pháp đánh giá được Forbes Việt Nam sử dụng để xếp hạng danh sách này là nhìn vào những số liệu tài chính. Cụ thể là tính toán đóng góp của thương hiệu vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 

Đến năm 2019, bảng xếp hạng mở rộng từ 40 lên 50 thương hiệu, trở thành nguồn tham khảo tin cậy cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư,... Sau 5 lần xếp hạng, top 10 doanh nghiệp đứng đầu danh sách đã có nhiều thay đổi, cả về thứ tự và giá trị, cho thấy sự phát triển vượt bậc về quy mô thị trường.

Năm 2016

Nhìn lại giá trị các thương hiệu Việt sau 5 năm: Tổng giá trị tăng gấp đôi, riêng Viettel tăng gấp 4, soán “ngôi vương” suốt 4 năm của Vinamilk - Ảnh 1.

Trong lần công bố đầu tiên, 40 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam đạt giá trị xấp xỉ 5 tỷ USD.

Nhà sản xuất sữa số 1 Việt Nam về thị phần trở thành thương hiệu giá trị nhất, ước tính khoảng 1,52 tỷ USD. Thành lập từ năm 1976, Vinamilk xuất thân từ một doanh nghiệp nhà nước, lớn dần thành công ty đại chúng với vốn hóa hiện ở mức xấp xỉ 10 tỷ USD trên sàn chứng khoán.

Đứng vị trí thứ hai là Viettel, với giá trị thương hiệu đạt 752,8 triệu USD, bằng một nửa so với Vinamilk. Năm đó, doanh thu của Viettel chạm mức 226.558 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 43.200 tỷ đồng, vươn lên trở thành nhà mạng lớn nhất Việt Nam chỉ trong 4 năm, đồng thời vươn ra 9 thị trường nước ngoài.

Các thứ hạng sau đó như Vingroup, Sabeco, FPT,... đạt giá trị thương hiệu khiêm tốn hơn đáng kể so với hai ông lớn dẫn đầu. Đồng thời, top 10 có sự góp mặt của 3 ngân hàng quốc doanh là Vietinbank, Vietcombank và BIDV.

Năm 2017

Nhìn lại giá trị các thương hiệu Việt sau 5 năm: Tổng giá trị tăng gấp đôi, riêng Viettel tăng gấp 4, soán “ngôi vương” suốt 4 năm của Vinamilk - Ảnh 2.

Danh sách năm 2017 không có nhiều sự thay đổi về thứ tự. Bốn vị trí đầu tiên vẫn được chiếm lĩnh bởi Vinamilk, Viettel, Vingroup và Sabeco. Giá trị thương hiệu của Vinamilk tăng khoảng 194,8 triệu USD, trong khi con số này của Viettel, Vingroup lần lượt là 96,8 triệu USD và 20,3 triệu USD.

Bên cạnh đó, FPT có bước nhảy từ vị trí số 8 lên số 6. Năm 2017, doanh nghiệp này công bố lợi nhuận trước thuế đạt 4.249 tỷ đồng, tăng 41%, tăng trưởng lợi nhuận năm 2017 của tập đoàn chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh tăng trưởng tốt và từ khoản lợi nhuận do thoái vốn tại hai công ty FPT (FPT Retail) và FPT (FPT Trading).

Đáng nói là Thaco, một đại diện của ngành sản xuất ô tô - phụ tùng đã nâng giá trị thương hiệu của mình từ 66,4 triệu USD (vị trí 14) vào 2016 lên 130 triệu USD (vị trí 9) vào năm sau. 2017 cũng là năm Thaco đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho 2 dự án nhà máy Thaco-Bus và Thaco-Mazda.

Năm 2018

Nhìn lại giá trị các thương hiệu Việt sau 5 năm: Tổng giá trị tăng gấp đôi, riêng Viettel tăng gấp 4, soán “ngôi vương” suốt 4 năm của Vinamilk - Ảnh 3.

Đến năm 2018, danh sách có sự biến động đáng kể ở những vị trí dẫn đầu, cả về thứ tự và giá trị. Tuy nhiên, ngôi vương và á quân vẫn lần lượt thuộc về Vinamilk và Viettel. Giá trị của 2 thương hiệu này tăng khá mạnh, đặc biệt là Viettel.

Năm 2018, Vinamilk cho biết tổng doanh thu hợp nhất đạt 52.629 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 3% so với năm 2017, tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu ngành sữa.

Nhìn lại giá trị các thương hiệu Việt sau 5 năm: Tổng giá trị tăng gấp đôi, riêng Viettel tăng gấp 4, soán “ngôi vương” suốt 4 năm của Vinamilk - Ảnh 4.

Trong khi đó, Viettel đạt tổng doanh thu hơn 234 nghìn tỷ đồng, chiếm 60% tổng doanh thu toàn ngành viễn thông Việt Nam; tổng lợi nhuận hợp nhất đạt 37,6 nghìn tỷ, chiếm hơn 70 % lợi nhuận toàn ngành. Doanh nghiệp này cũng lọt top 50 thương hiệu viễn thông giá trị nhất toàn cầu.

Năm 2018 đánh dấu nhiều dấu mốc quan trọng đối với Viettel khi được Chính phủ đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội và phê duyệt phương án tái cơ cấu Tập đoàn đến năm 2020; công bố bước vào giai đoạn phát triển thứ 4: Giai đoạn của 4.0 và Kinh doanh toàn cầu.

Ấn tượng không kém là VNPT - một doanh nghiệp khác cũng thuộc ngành viễn thông, khi lần đầu tiên lọt vào danh sách và chễm chệ ngay vị trí số 3, với giá trị thương hiệu đạt 416 triệu USD. Năm 2018, doanh nghiệp này đạt lợi nhuận 6.445 tỷ đồng, đánh dấu năm thứ 5 liên tiếp tăng trưởng trên 20%. Đây cũng là giai đoạn VNPT đẩy mạnh tái cơ cấu, thoái vốn tại 41 đơn vị cổ phần.

Những cái tên mới khác trong top 10 năm 2018 là Vinhomes, Vinaphone, Mobifone, Vincom Retail.

Năm 2019

Nhìn lại giá trị các thương hiệu Việt sau 5 năm: Tổng giá trị tăng gấp đôi, riêng Viettel tăng gấp 4, soán “ngôi vương” suốt 4 năm của Vinamilk - Ảnh 5.

Trong lần xếp hạng thứ 4 này, tổng giá trị của 50 thương hiệu dẫn đầu đạt hơn 9,3 tỷ USD - tăng 1,2 tỷ USD so với danh sách lần thứ ba.

Vinamilk tiếp tục dẫn đầu danh sách với giá trị thương hiệu hơn 2,2 tỷ USD, kế tiếp là Viettel với giá trị hơn 2,1 tỷ USD. Đây là hai thương hiệu có giá trị vượt trội so với phần còn lại của danh sách. Bên cạnh đó, Viettel còn là thương hiệu có giá trị tăng nhanh nhất trong bảng xếp hạng, từ 1,397 tỷ USD năm ngoái lên 2,163 tỷ USD trong năm 2019.

Năm 2020

Nhìn lại giá trị các thương hiệu Việt sau 5 năm: Tổng giá trị tăng gấp đôi, riêng Viettel tăng gấp 4, soán “ngôi vương” suốt 4 năm của Vinamilk - Ảnh 6.

Tống giá trị thương hiệu của 50 doanh nghiệp trong lần xếp hạng thứ 5 chạm ngưỡng 12,6 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần sao với năm xếp hạng đầu tiên.

Năm 2020 còn đánh dấu cột mốc mới của Viettel khi lần đầu tiên vượt qua “vua ngành sữa” để chiếm lĩnh vị trí số 1 trong danh sách của Forbes. Cụ thể, theo phương pháp tính của Forbes, giá trị thương hiệu của Viettel đạt gần 2,95 tỷ USD, của Vinamilk đạt 2,44 tỷ USD.

Nhìn lại giá trị các thương hiệu Việt sau 5 năm: Tổng giá trị tăng gấp đôi, riêng Viettel tăng gấp 4, soán “ngôi vương” suốt 4 năm của Vinamilk - Ảnh 7.

So với lần xếp hạng đầu tiên năm 2016, giá trị của Viettel tăng gần 4 lần, trong khi Vinamilk tăng khoảng 1,6 lần. Năm 2020, Viettel cũng là doanh nghiệp Đông Nam Á duy nhất lọt top 30 thương hiệu viễn thông giá trị nhất thế giới, doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 129 nghìn tỷ đồng.

T.D

Tổng hợp

Tin Cùng Chuyên Mục
Phó TGĐ Coteccons: Trao học bổng cho con em thợ xây là giúp công nhân đánh thức những giấc mơ chính mình

Phó TGĐ Coteccons: Trao học bổng cho con em thợ xây là giúp công nhân đánh thức những giấc mơ chính mình

“Công nhân xây dựng đã tạo nên hàng triệu ngôi nhà, để bao người bước ra từ đó hiện thực khát vọng của mình. Thợ hồ là cụm từ mà người ta vốn cho rằng “không làm gì mới làm thợ hồ”. Vì thế, đã quá lâu, chẳng còn ai hỏi ước mơ của họ là gì?”
Tin mới