Nhìn thấy gì từ chiếc túi giấy "Cảm ơn Việt Nam" của UNIQLO?

4 năm đến Việt Nam của UNIQLO là hành trình nhiều cảm hứng để trở thành một phần không thế thiếu của người tiêu dùng Việt.

 

Nhìn thấy gì từ chiếc túi giấy "Cảm ơn Việt Nam" của UNIQLO? - Ảnh 1.

Trở lại 12/2019, ông Tadashi Yanai - chủ tịch, giám đốc điều hành Tập đoàn Fast Retailing - tập đoàn sở hữu thương hiệu UNIQLO - đã cắt băng khánh thành cửa hàng đầu tiên (UNIQLO Đồng Khởi) và cam kết "cùng phát triển" ở Việt Nam. Đến tháng 12/2023, UNIQLO Việt Nam cán mốc 22 cửa hàng bán lẻ và 1 cửa hàng trực tuyến, khoảng 1.000 nhân sự với 70% cửa hàng trưởng là người Việt, sản phẩm LifeWear Made in Vietnam phân phối đến hơn 2.400 cửa hàng UNIQLO trên toàn cầu. Thương hiệu Nhật Bản đang tăng dần sự hiện diện và trở nên phổ biến hơn.

Nhìn thấy gì từ chiếc túi giấy "Cảm ơn Việt Nam" của UNIQLO? - Ảnh 2.

Chiếc túi giấy in dòng chữ đỏ "Cảm ơn Việt Nam" chứa đựng nhiều giá trị

Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm tài chính kết thúc tháng 8/2023, khu vực Đông Nam Á, nhất là Việt Nam, đang cho thấy tiềm năng tăng trưởng ấn tượng. Điều đó một phần lý giải vì sao Tập đoàn Fast Retailing tập trung đầu tư hợp tác với các nhà máy địa phương, trong khi đó, ở mảng bán lẻ, UNIQLO liên tiếp mở rộng hệ thống cửa hàng ở các thành phố lớn và hướng đến trở thành một trong những thương hiệu uy tín hàng đầu Việt Nam.

Chiến lược kênh phân phối của UNIQLO là chọn các vị trí tiêu biểu sầm uất tại khu vực, để đón lượng lớn khách hàng cũng như giúp họ dễ dàng tiếp cận hệ thống cửa hàng. Các cửa hàng cũng linh hoạt giữa quy mô tiêu chuẩn và quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng tại từng khu vực, trải khắp TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương.

Không gian và chất lượng dịch vụ chuẩn toàn cầu giúp UNIQLO mang đến trải nghiệm mua sắm khác biệt nào. Bước vào bất kỳ cửa hàng nào, khách hàng cũng được nhân viên niềm nở chào đón: "Chào mừng đến với UNIQLO" ngay từ cửa. Trong suốt quá trình mua sắm, đội ngũ nhân viên luôn biết cách tạo không gian thoải mái cho khách hàng, nhưng cũng nhanh chóng hướng dẫn và hỗ trợ ngay khi cần thiết.

Nghệ thuật bài trí bên trong cửa hàng thể hiện rõ sự am hiểu cùng mong muốn gắn kết với những giá trị Việt. Vật liệu tre nứa được tôn vinh tại cửa hàng UNIQLO Đồng Khởi, UNIQLO Vincom Landmark 81 qua sự nhào nặn của KTS Võ Trọng Nghĩa tạo điểm nhấn văn hoá cho cả người Việt và du khách nước ngoài. Cửa hàng UNIQLO Hoàn Kiếm lại dành không gian trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, tranh và đồ thủ công truyền thống của Hà Nội như Tò he, gốm Bát Tràng….

Nhìn thấy gì từ chiếc túi giấy "Cảm ơn Việt Nam" của UNIQLO? - Ảnh 3.

Nhìn thấy gì từ chiếc túi giấy "Cảm ơn Việt Nam" của UNIQLO? - Ảnh 4.

Nhìn thấy gì từ chiếc túi giấy "Cảm ơn Việt Nam" của UNIQLO? - Ảnh 5.

Không gian nội thất lấy cảm hứng từ tre nứa tại và trưng bày các sản phẩm LifeWear sản xuất tại Việt Nam.

Mặc dù đến 2019 mới mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam, UNIQLO đã có lịch sử 20 năm hợp tác sản xuất với các nhà máy đối tác tại đây. Thương hiệu góp phần đưa ngành dệt may Việt vào chuỗi cung ứng toàn cầu, khi mặt hàng LifeWear Made in Vietnam có mặt ở hơn 2.400 cửa hàng của UNIQLO trên toàn thế giới. Tính đến năm 2022, tỷ lệ hàng made in Vietnam chiếm hơn 50% tổng sản phẩm được bày bán tại cửa hàng trong nước và được cam kết sẽ còn tăng thêm.

Thương hiệu cũng đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực địa phương. Hiện có khoảng 1.000 nhân sự đang vận hành cho chuỗi bán lẻ này ở Việt Nam, trong đó, 70% các cửa hàng trưởng là người Việt. Đây là nỗ lực của UNIQLO nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước.

McKinsey nhận định, từ năm 2023 ngành thời trang phải đối mặt với một thế giới tỉnh táo, bởi người tiêu dùng có nhận thức ngày càng cao về tính bền vững, giá cả và sự thực dụng khi chọn lựa thương hiệu đồng hành. Định hướng này vốn đã được ông Tadashi Yanai đề cập từ những ngày đầu sáng lập UNIQLO. "Thời đại mà chúng ta mua quần áo để thỏa mãn ham muốn vật chất đã kết thúc", ông Tadashi tuyên bố.

Nhìn thấy gì từ chiếc túi giấy "Cảm ơn Việt Nam" của UNIQLO? - Ảnh 6.

UNIQLO hướng đến sự bền vững, tôn vinh những trang phục có thể mặc hàng ngày, ở bất cứ đâu và dành cho mọi người. Khi kinh doanh tại Việt Nam, UNIQLO cũng mang đến cho người tiêu dùng cơ hội trải nghiệm triết lý và xu hướng kinh doanh độc đáo này, có một cái nhìn rõ nét hơn về thời trang bền vững, ứng dụng công nghệ và mang tính giải pháp như HEATTECH, Ultra Light Down…

Thương hiệu này cũng thúc đẩy các giải pháp bảo vệ môi trường với dự án RE.UNIQLO thu thập quần áo UNIQLO không còn nhu cầu sử dụng, tạo nên vòng đời mới cho các trang phục này. Tính đến 5/2023, dự án RE.UNIQLO quyên góp 15.000 sản phẩm đến trẻ em và các gia đình tại những vùng khó khăn.

Sau thành công và hành trình ấn tượng, UNIQLO vẫn còn nhiều việc có thể làm để mang đến trải nghiệm phong phú hơn cho người tiêu dùng Việt. Trong tương lai, UNIQLO có thể đưa dịch vụ sửa chữa quần áo cũ, hỏng vốn đang được áp dụng tại một số thị trường châu Âu về Việt Nam. Ngoài ra, việc đẩy mạnh công nghệ hóa quy trình bán hàng với các máy thanh toán tự động hay tiếp tục mở rộng các cửa hàng với concept độc đáo, tái hiện các công trình biểu tượng Việt Nam sẽ giúp hành trình mua sắm thêm phong phú, thú vị.

Nhìn thấy gì từ chiếc túi giấy "Cảm ơn Việt Nam" của UNIQLO? - Ảnh 7.

Từ đầu năm 2023, UNIQLO triển khai hệ thống thanh toán tự động tại một số cửa hàng lớn.

Sau 4 năm đến Việt Nam, UNIQLO có chiến lược phù hợp để tăng trưởng, duy trì sức hấp dẫn, và lan tỏa những câu chuyện văn hoá độc đáo. Đúng như lời hứa "cùng nhau phát triển" của ông Tadashi Yanai, thương hiệu cũng đóng góp đáng kể vào nền kinh tế, trong khi đó, người tiêu dùng Việt có thêm trải nghiệm về một lối sống hiệu quả, được nêm nếm cùng "gia vị thời trang" tinh tế, thông minh và bền vững.

Tin mới