Nhóm cổ phiếu bán lẻ và dầu khí dẫn dắt thị trường, khối ngoại tiếp tục mua ròng gần 170 tỷ đồng

(Tổ Quốc) - Tại nhóm bán lẻ, động lực nâng đỡ thị trường đến từ DGW, FRT, MWG, PET, PSD,… khi đồng thuận tăng điểm với biên độ dao động từ 2,5% đến 5,7%

Thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa phiên giao dịch đầu tuần với sự khởi sắc khi tiếp đà hồi phục cuối tuần trước. Ngay từ đầu phiên, động lực tăng điểm từ nhóm vốn hóa lớn đã bứt phá và dẫn dắt thị trường. Tuy nhiên, sự rung lắc phải đến phiên ATC mới bắt đầu xuất hiện khiến đà tăng của chỉ số chính bị thu hẹp đáng kể.

Sắc xanh tăng điểm của VN-Index được củng cố bởi nhóm cổ phiếu bán lẻ, dầu khí, công nghệ viễn thông. Tại nhóm bán lẻ, động lực nâng đỡ thị trường đến từ DGW, FRT, MWG, PET, PSD,… khi đồng thuận tăng điểm với biên độ dao động từ 2,5% đến 5,7%.

Ngoài ra, nhóm dầu khí cũng giao dịch khởi sắc khi xuất hiện sắc tím lịm tại PVB (+9,55%). Theo sau, những mã cổ phiếu cùng tăng điểm tốt PVD (+2,93%); CNG (+1,83%); OIL (+1,6%); PXS (+1,59%); PVT (+0,91%);… song nhóm này vẫn xuất hiện những mã ngược dòng, đại diện bởi GAS (-0,26%); PGS (-2,1%);…

Tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn VN30, xét về độ rộng, 17 mã giảm điểm đang áp đảo 11 mã tăng điểm. Vượt trội về tỷ lệ tăng điểm, VRE đứng đầu với mức tăng 4,55%. Xếp tiếp theo MWG (+2,78%); VHM (+2,5%); KDH (+0,85%);… Song, nhóm VN-30 cũng ghi nhận sự phân hóa khi STB, SSI, GVR, VIB, ACB,… đồng loạt đi lùi dao động trong khoảng 1%-2,7%.

Nhóm cổ phiếu bán lẻ và dầu khí dẫn dắt thị trường, khối ngoại tiếp tục mua ròng gần 170 tỷ đồng  - Ảnh 1.

Xét về đóng góp, MWG, VHM và VRE là bộ ba mã cổ phiếu giao dịch tích cực, nâng đỡ chỉ số chính với mức tăng tổng cộng là 3,24 điểm. Ngược lại, STB, ACB, MSN,… là những tác nhân chính đẩy thị trường vào thể rút lui.

Hôm nay là ngày đầu tiên nhà đầu tư chính thức được giao dịch lô lẻ trên sàn HOSE. Cụ thể, nhà đầu tư có thể đặt lệnh giao dịch có khối lượng từ 1 đến 99 chứng khoán. Tuy nhiên, nghịch lý là thanh khoản thị trường dường như "dậm chân tại chỗ" và có phần đi lùi.

Trên sàn HoSE, tổng giá trị giao dịch đạt 10.748 tỷ đồng, trong đó giá trị khớp lệnh đạt 10.052 tỷ đồng, giảm 27% so với phiên giao dịch cuối tuần trước.

Nhóm cổ phiếu bán lẻ và dầu khí dẫn dắt thị trường, khối ngoại tiếp tục mua ròng gần 170 tỷ đồng  - Ảnh 2.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 0,84 điểm (0,07%) lên 1.249,62 điểm. HNX-Index giảm 1,55 điểm xuống 283,08 điểm và UPCoM-Index giảm 0,4 điểm xuống 90,25 điểm.

Liên quan đến giao dịch của NĐT nước ngoài, khối ngoại phiên hôm nay mua ròng với giá trị 165 tỷ đồng trên cả 3 sàn. Cụ thể:

Tại sàn HoSE, khối ngoại mua ròng với giá trị 177 tỷ đồng với hơn 6,6 triệu cổ phiếu. Tâm điểm, khối ngoại gom PVD và HPG với giá trị mua ròng mỗi mã khoảng 72 tỷ đồng. Xếp tiếp theo danh sách, DGC được mua ròng 61 tỷ đồng, VRE được mua ròng 30 tỷ đồng. Chiều ngược lại, GEX là mã bị khối ngoại xả ròng mạnh nhất với 24 tỷ đồng. Theo sau, GEX, VNM, SAB, FUEVFVND,.. cũng nằm trong top bán ròng phiên hôm nay.

Tại sàn HNX, khối ngoại mua ròng với giá trị 11,3 tỷ đồng, tập trung gom PVS và IDC mỗi mã khoảng 7 tỷ đồng. SD5, ONE, PVG cũng nằm top mua ròng song giá trị không đáng kể. Tại chiều bán, khối ngoại bán ròng mạnh nhất BCC với 2 tỷ đồng, theo sao THD, TIG, HLD cũng bị bán ròng với giá trị không nhiều.

Tại sàn UpCOM, nhà đầu tư ngoại bán ròng với giá trị khoảng 23 tỷ đồng, tập trung bán BSR khoảng 26 tỷ đồng. Tại chiều mua, họ gom VEA khoảng 4 tỷ đồng, xếp theo sau danh sách mua ròng còn có QNS, CSI, BDG, HPD,..

Dương Ngọc

Tin Cùng Chuyên Mục
Chứng khoán Kafi: Lợi nhuận 2024 năm tăng 60%, hoạt động môi giới chứng khoán bứt phá

Chứng khoán Kafi: Lợi nhuận 2024 năm tăng 60%, hoạt động môi giới chứng khoán bứt phá

Chứng khoán Kafi vừa công bố kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2024, đặc biệt ở mảng môi giới chứng khoán với tốc độ bứt phá mạnh mẽ. Thành tựu này khẳng định chiến lược phát triển vững chắc và đánh dấu bước tiến quan trọng của Kafi trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tin mới