(Tổ Quốc) - Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao có những người dù bận tối mắt nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo, còn lại có những người không ngừng gặt hái thành công trong sự nghiệp không?
Có lẽ vì hai năm trở lại đây, các phương tiện truyền thông luôn rầm rộ đưa tin về sự thua lỗ của nhiều nhà đầu tư nhỏ trên thị trường chứng khoán nên rất nhiều người khởi xướng chủ nghĩa chăm chỉ, cho rằng bạn chỉ cần chăm chỉ và kiên trì, cuộc sống của bạn nhất định sẽ trở nên tốt hơn.
Bạn phải làm việc chăm chỉ thì mới có thể kiếm được tiền. Nếu bạn không cố gắng, bạn sẽ chẳng là gì cả. Những người theo chủ nghĩa chăm chỉ này sẽ thuận theo tình thế đó mà đưa ra thêm nhiều công việc mới và cho rằng sau khi bạn học được cách làm những công việc mới này, họ sẽ hoàn tiền cho bạn, coi như đây là một hình thức học miễn phí.
Bạn có thấy cảnh tượng này, nghệ thuật thuyết phục này quen không? Chắc hẳn rất nhiều người đã thấy cảnh này và đã có những người nghiên cứu qua.
Rõ ràng là bạn đã rất chăm chỉ, nhưng cái kết cuối cùng lại khiến nhiều người suy ngẫm. Sự chăm chỉ của bạn chỉ là con tốt trên bàn cờ của người ta mà thôi.
Dù điều này thật phũ phàng như đó là sự thật. Trong khi bạn vẫn đang bận tối mắt tối mũi, người khác đã công thành danh toại rồi.
Bài viết này không phủ nhận sự cần thiết của sự chăm chỉ và kiên trì mà muốn từ một góc nhìn khác đặt ra một câu hỏi: Tại sao rất nhiều người làm việc chăm chỉ, thường xuyên tăng ca đến nửa đêm nhưng vẫn không biết đâu mới là lý tưởng mà bản thân cần theo đuổi?
Tại sao nhiều người lại luôn bận tối mắt tối mũi với công việc, cả ngày giải quyết mà vẫn chưa xong? Đó là vì họ luôn dành thời gian để đi giải quyết những vấn đề trước mắt và cứ nghĩ chỉ cần làm xong những việc này thì không cần phải lo lắng điều gì nữa. Do đó, dần dần những người này sẽ cạn kiệt sức lực, nguồn lực và cơ hội tốt chỉ để giải quyết những vấn đề trước mắt.
Điều này có làm nên sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo không? Câu trả lời là có. Sự khác biệt này nằm ở tư duy nhìn nhận vấn đề của mỗi người.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra “hiệu ứng tầm nhìn ống”: khi bạn nhìn mọi thứ qua một cái ống, những vật thể khác ngoài cái ống sẽ trở nên vô hình. Sự khan hiếm của một nguồn lực nào đó sẽ tạo ra hiệu ứng tâm lý dòm ngó, khiến bạn săn đuổi nguồn lực đó quá nhiều, mất đi khả năng phán đoán tổng thể và lâu dài.
Nguyên nhân của hiệu ứng tầm nhìn ống xuất phát từ việc bạn chọn nhìn xa hay nhìn gần, chọn nhìn cái trước mắt hay nhìn theo hướng lâu dài.
Những người giàu có sẽ tìm cách gia tăng tài sản bằng cách đầu tư thêm, còn những người nghèo sẽ chỉ biết giữ chặt tiền và chờ cho đồng tiền mất giá. Đây chính là lí do căn bản vì sao những người nghèo luôn bận rộn giải quyết những vấn đề trước mắt để giữ chặt tiền mà không thể đầu tư và gia tăng giá trị tài sản của mình.
Ở một góc nhìn khác, sự bận rộn mà không mang lại thành công của một số người có thể đến từ cách họ giải quyết vấn đề. Họ luôn chọn giải quyết vấn đề theo tư duy lối mòn mà không cố gắng tìm ra cách giải quyết hiệu quả hơn.
Đó cũng là lý do vì sao những người giàu chắc chắn là người có tư duy ngược và luôn thành công. Các tỷ phú Buffett, Bezos, Charlie Munger là những ví dụ điển hình nhất.
Nhà toán học nổi tiếng Karl Jacobi đã nói: “Hãy nghĩ ngược lại, hãy luôn nghĩ ngược lại”. Chỉ khi có được tư duy ngược, bạn mới nhìn thấy được những cơ hội mà ít ai nhìn thấy được và không cần tốn công sức cạnh tranh, giành giật những cơ hội mà ai cũng nhìn thấy.
Dưới đây là 5 “vũ khí” ai cũng cần có để rèn luyện mô hình tư duy ngược của riêng được chỉ ra trong cuốn “Đánh vào bản chất” của tác giả Effie:
1. Mô hình thành công - thất bại
Khi nghĩ đến bất cứ thành công nào, cũng hãy nghĩ lại, trong tình huống nào có thể gây ra sự thất bại. Việc suy xét cả ưu điểm và nhược điểm cho phép bạn có cái nhìn toàn diện và đúng đắn nhất về vấn đề.
Mô hình này sẽ giúp con người ta có sự chuẩn bị đầy đủ nhất ngay cả trong tình huống tồi tệ nhất.
2. Mô hình thay đổi - bất biến
Khi làm bất cứ điều gì, đừng chỉ chăm chăm tập trung vào những yếu tố thay đổi, chúng ta vốn dĩ không thể đuổi theo kịp tất cả những sự thay đổi thất bại. Điều chúng ta có thể làm tốt nhất đó chính là kiểm soát những yếu tố bất biến.
Như trong trường hợp của Trương Tiểu Long - nhà sáng lập Wechat, một trong những ứng dụng lớn nhất Trung Quốc, đã cho rằng để phát triển một sản phẩm không phải là đi nghiên cứu logic của sản phẩm mà phải đi nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của người dùng. Chỉ có cách này mới có thể thu hút được lượng lớn người sử dụng, từ đó phát triển thành công sản phẩm của mình.
3. Mô hình cộng - trừ
Mỗi ngày hãy chỉ tập trung vào một việc quan trọng thay vì chuyển đổi qua lại giữa có nhiều công việc. Mutual-tasking (đa nhiệm) có vẻ được nhiều người ủng hộ nhưng hiệu quả của nó không thực sự cao như những gì người khác đánh giá.
“Điều quan trọng nhất chỉ có một”, trong cuốn sách này, Gary Keller cho rằng: Những người thành công đều chỉ tập trung toàn bộ sức lực và trí tuệ vào một mục tiêu duy nhất. Sở dĩ họ có thể thành công là vì họ đã từ bỏ rất nhiều thứ họ có thể làm nhưng không cần thiết phải làm để có thể tập trung vào mục tiêu quan trọng nhất.
Trên thực tế, với mỗi người, chỉ có một số ít việc là quan trọng thực sự. Thông qua hình thức này, bạn cũng có thể nhìn nhận lại bản thân và biết chính xác mục tiêu mình thực sự muốn đạt được là gì.
4. Mô hình hạnh phúc - đau khổ
Schopenhauer - triết gia người Đức đã cho rằng: Không có bất cứ một định nghĩa chuẩn xác nào về sự hạnh phúc bởi mỗi người đều có một tiêu chuẩn riêng về hạnh phúc. Với một số người, có được tiền bạc, danh vọng mới là hạnh phúc.
Còn với một số người, có được bình yên trong tâm hồn đã chính là hạnh phúc rồi. Bên cạnh đó, Schopenhauer cũng cho rằng hạnh phúc chính là tránh đau khổ bởi đau khổ là một điều hiển nhiên ai cũng có thể cảm nhận được.
5. Mô hình kết hợp - đảo ngược
Mô hình này phù hợp với lĩnh vực sáng tạo, đặc biệt là đối với công việc luôn đòi hỏi sự sáng tạo.
Cái gọi là sáng tạo là yếu tố mới cộng với yếu tố cũ, nếu đi sâu tìm hiểu thì nó thực có sự tương đồng với sự quen thuộc và mới lạ của bộ não.
Tại sao những vụ ngoại tình xảy ra thường xuyên? Chính vì sự mới lạ trong não bộ khiến chúng ta luôn hứng thú với những điều mới, và khi một số điều cũ xuất hiện, chúng ta không còn kích thích được não bộ nữa.
Vì vậy, hãy biết kiềm chế bản thân trước những cám dỗ mới lạ.
Tổng kết lại, việc nhìn nhận một vấn đề giống như bạn sử dụng đèn chiếu sáng phía trước để chiếu sáng mọi thứ, những gì bạn thấy luôn là một mặt của vấn đề. Hãy bật đèn ở phía đối diện để có thể quan sát trọn vẹn hơn.
Tương tự như vậy, khi đánh giá một người, đừng lúc nào cũng tập trung vào khuyết điểm của người khác mà hãy chú ý hơn đến ưu điểm của người khác; khi đánh giá một vấn đề, hãy nhìn mọi việc theo nhiều khía cạnh để có phương pháp giải quyết tốt nhất.
Thiên An