Cùng sự phát triển của thương mại điện tử, mua bán hàng online trở nên quen thuộc nhưng ẩn chứa nhiều rủi ro. Do đó, các nhà bán - đơn vị vận chuyển cần nâng cao trách nhiệm bảo vệ người dùng trong giao dịch mạng.
Theo thông tin tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023, năm 2022 Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã rà soát và yêu cầu các công ty, tổ chức hoạt động thương mại điện tử gỡ bỏ/khóa 1.663 gian hàng với 6.437 sản phẩm vi phạm; chặn 5 website vi phạm có dấu hiệu lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng nhái và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Giới chuyên gia cũng nhận định để hướng tới nền thương mại điện tử lành mạnh - minh bạch, lợi ích người dùng trên nền tảng online cần được nâng cao và phải có sự vào cuộc của các bộ ngành, cơ quan và doanh nghiệp có liên quan.
Ở lĩnh vực giao nhận, J&T Express đơn vị chuyển phát nhanh cho biết ngay từ những ngày đầu thành lập đã chú trọng vào quyền lợi người dùng có thể kể đến như thiết lập chính sách bảo mật thông tin. Theo đó, thông tin người dùng chỉ phục vụ cho hoạt động cung cấp thông tin hàng hóa, liên hệ xác nhận đơn hàng, gửi email tin tức vận chuyển, liên hệ và giải quyết các vấn đề người dùng gặp phải trong quá trình giao nhận,...
Ngoài việc lo ngại rò rỉ thông tin, việc mua hàng trên mạng cũng khiến không ít người dùng cho rằng đó là yếu tố "may rủi", thậm chí là lừa đảo tạo đơn hàng khống khi mua bán online. Bên cạnh đó, những thủ tục khiếu nại cho đơn hàng còn rườm rà và nhiều quy trình nên người tiêu dùng thường âm thầm chịu đựng.
Anh Minh Nhựt (Bến Tre) chia sẻ: "Có lần số lạ gọi đến máy tôi báo có đơn hàng sắp giao tới với giá trị hơn 500.000 đồng. Bán tín bán nghi kiểm tra lại, tôi phát hiện đây là số điện thoại rác, kẻ gian đã giả mạo shipper để lừa đảo".
Cũng là câu chuyện "may rủi" khi mua hàng online, chị Thu Hà, người tiêu dùng tại TP.HCM cho biết, dịp cuối năm bận rộn, chị chọn mua hàng online để tiết kiệm thời gian. Có bữa bận rộn việc nhà, sáng hôm sau chị mới xuống lấy hàng gửi tại khu bảo vệ, thì phát hiện bên trong là hàng vô giá trị. Chị gọi người bán thì thuê bao bận, gọi cho người giao hàng thì thủ tục khiếu nại nhiều bước nên đành ngậm ngùi chấp nhận.
Câu chuyện của anh Nhựt, chị Hà không phải là mới, thậm chí nhiều người tiêu dùng còn cho biết vì lơ là, chủ quan nên đã bị kẻ gian lừa đảo đặt hàng đơn ảo rồi vận chuyển hàng khống, ăn cắp thông tin cá nhân,... Hiểu rõ được thực trạng này, một số doanh nghiệp trong đó có J&T Express đã triển khai tính năng Zalo ZNS. Nhờ tính năng thông báo trạng thái đơn hàng qua Zalo bao gồm thông tin hàng hóa - thông tin shipper - thời gian giao hàng, nhiều người dùng chia sẻ rằng đã cảnh giác hơn với các đơn hàng giả mạo và an tâm hơn khi nhận hàng.
Bên cạnh đó, chủ động tạo ra giải pháp an toàn cho người dùng khi giao dịch và nâng cao hoạt động kết nối trực tiếp với người dùng thông qua mạng xã hội,... cũng được doanh nghiệp này thực thi.
Hướng tới mục tiêu người dùng an toàn giao dịch, J&T Express là đơn vị tiên phong triển khai thanh toán bằng mã QR Code động. Hình thức này được đánh giá là nhanh chóng, tiện lợi và an toàn với "túi tiền". Phía nhà bán cũng chia sẻ rằng giảm bớt lo âu khi nguồn tiền trở nên rõ ràng, minh bạch, tránh sai sót và thất thoát như các hình thức mua bán truyền thống.
Nâng cao niềm tin của người tiêu dùng, hỗ trợ thúc đẩy kinh doanh cho chủ shop - nhà bán luôn là trách nhiệm của J&T Express. Doanh nghiệp này sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc khuyến cáo tới người dùng những hành vi sử dụng trái phép, vi phạm bảo mật thông tin và lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch. Đồng thời trong tương lai, J&T Express sẵn sàng đáp ứng nhu cầu người dùng để tạo động lực phát triển và lợi thế cạnh tranh trên thị trường.