Nỗ lực khơi dậy sức sống cho các làng nghề giữa kỷ nguyên số hóa

Với sự phát triển của công nghệ số, các làng nghề truyền thống của Thừa Thiên Huế đang từng bước mở rộng thị trường online, tiếp sức cho hành trình bảo tồn và lan tỏa những giá trị tinh hoa mà cha ông để lại.

Sức sống mới từ những làng nghề truyền thống tại Huế

Vốn là vùng đất kinh kỳ một thuở, xứ Huế được ví như "chiếc nôi" của nhiều làng nghề truyền thống lâu đời với các sản phẩm tinh xảo, hoàn mỹ cùng những nghệ nhân tài hoa.

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng hoa giấy ngày càng giảm mạnh, nhất là khi đại dịch Covid – 19 làm gián đoạn các kênh phân phối, nhiều cơ sở sản xuất thủ công tại Thanh Tiên đã trải qua quãng thời gian chật vật để tồn tại. Không ít người trẻ trong làng có ý định bỏ nghề do thu nhập bấp bênh, làm dấy lên những lo ngại về nguy cơ thất truyền, mai một tinh hoa nghề truyền thống có tuổi đời hơn 300 năm.

Đứng trước bài toán gia tăng doanh thu và giá trị cho các sản phẩm của làng nghề, gần 3 năm nay, anh Đỗ Mạnh Duy (28 tuổi), một nghệ nhân trẻ tại Thanh Tiên quyết tâm tìm đường "go online" cho hoa giấy. Một ngày của anh Duy bắt đầu bằng công việc kiểm tra tin nhắn và tư vấn cho khách hàng trên Facebook, Zalo hay Shopee. Buổi chiều sau khi hoàn tất việc đóng hàng, anh sẽ gửi các bưu kiện cho đơn vị giao nhận J&T Express và cập nhật trạng thái các đơn hàng, xử lý các khiếu nại, quản lý dòng tiền… trên chính ứng dụng của nhà vận chuyển này. Những ngày cao điểm như dịp Tết vừa rồi, anh tất bật chuẩn bị hàng trăm đơn hàng gửi đi khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Hướng đi này của anh Duy cũng như nhiều hộ sản xuất kinh doanh tại địa phương đã giúp cho làng nghề hoa giấy Thanh Tiên bừng lên những sắc màu tươi mới. Kết tinh trong mình sự khéo léo, tài hoa của bao thế hệ nghệ nhân, hoa giấy Thanh Tiên đang dần trở nên nổi tiếng trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội…, cũng như tận dụng mạng lưới vận chuyển rộng khắp để đến gần hơn với người tiêu dùng.

Nhiều yếu tố trợ lực cho doanh nghiệp

Việc bảo tồn, phát huy làng nghề truyền thống được tỉnh Thừa Thiên Huế xác định ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030. Thông qua các chủ trương, chính sách khẳng định nỗ lực vào cuộc của chính quyền như: Chương trình xây dựng nông thôn mới; Đề án khôi phục và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống; Chương trình mỗi xã một sản phẩm; Chương trình phát triển tài sản trí tuệ..., hàng chục làng nghề tại Huế đã được trợ lực để khôi phục và phát triển trong thời đại mới.

Bên cạnh đó là sự đồng hành của các doanh nghiệp để góp phần mở rộng thị trường cho các sản phẩm thủ công, giúp thương hiệu làng nghề chuyển đổi sang mô hình kinh doanh online và thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Ông Phạm Hải Đăng, chủ một doanh nghiệp sản xuất trầm hương tại làng hương Thủy Xuân cho biết trong năm ngoái, nhờ sự hỗ trợ của một đơn vị tư vấn Digital Marketing, doanh nghiệp này đã gia nhập sàn thương mại điện tử và đem lại doanh thu tăng gấp đôi so với năm trước. Không chỉ vậy, đơn vị tư vấn còn giúp ông chuẩn hóa các quy trình về xây dựng thương hiệu, xây dựng chiến lược bán hàng đa kênh, tối ưu hành trình trải nghiệm khách hàng…

Đồng thời, các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thủ công truyền thống tại Huế cũng nhận được sự hỗ trợ tích cực của các đơn vị vận chuyển trên con đường "go online". Đơn cử như J&T Express với mô hình dịch vụ đa dạng tiếp sức luồng giao nhận khi lượng đơn hàng trực tuyến tăng cao. Ngoài ra, đơn vị này cũng phối hợp với chặt chẽ cùng chính quyền thành phố Huế nâng cấp hạ tầng logistics nhằm hoàn thiện năng lực vận chuyển và hậu cần của các doanh nghiệp địa phương.

Đặc biệt vào ngày 29/4 tới đây, J&T Express sẽ phối hợp cùng UBND TP Huế tổ chức Workshop trực tuyến "Kiến tạo thành công trên nền tảng kinh doanh số" trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2023.

Nỗ lực khơi dậy sức sống cho các làng nghề giữa kỷ nguyên số hóa - Ảnh 1.

Sự kiện có sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn truyền thông, e-commerce & e-logistics, đại diện các làng nghề và doanh nghiệp SME nhằm mang đến các góc nhìn chuyên sâu, kinh nghiệm hữu ích đi kèm case study cụ thể trong việc phát triển và tăng doanh số kinh doanh online.

"Đây là cơ hội để các doanh nghiệp SME, cơ sở sản xuất tại các làng nghề truyền thống giải quyết những vấn đề lớn như bán hàng online ra đơn, marketing hiệu quả để tăng doanh thu hay tối phối hợp với đơn vị chuyển phát nhanh trong kinh doanh số. Trong đó, J&T Express với năng lực logistics sẽ mang đến cho các doanh nghiệp giải pháp tối ưu trải nghiệm khách hàng trong quá trình vận chuyển và giao nhận", ông Nguyễn Anh Tuấn – Giám đốc chiến lược J&T Express chia sẻ.

Chuyển phát nhanh J&T Express và thành phố Huế hy vọng buổi Workshop sẽ là đòn bẩy giúp các làng nghề có thể tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ số để tiếp cận với khách hàng trong nước và quốc tế, góp phần giúp các làng nghề xây dựng và giữ vững thương hiệu, vị thế trên thị trường.

Tin mới