Phải nhớ uống nhiều nước khi dùng 5 loại thuốc này, vừa tăng hiệu quả chữa bệnh, lại tránh gây hại cho thận

(Tổ Quốc) - Sỏi thận có thể là kết quả của việc không uống thêm nước sau khi dùng các loại thuốc này.

Nước không đơn thuần chỉ là chất giúp "nuốt" thuốc dễ dàng hơn mà còn đóng vai trò là dung môi hòa tan thuốc, giúp thuốc khuếch tán đều và hấp thu tốt hơn. Uống nhiều nước sẽ giúp thuốc bài xuất nhanh hơn qua thận giúp giảm độc tính của nhiều loại thuốc. 

Phải nhớ uống nhiều nước khi dùng 5 loại thuốc này, vừa tăng hiệu quả chữa bệnh, lại tránh gây hại cho thận - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Bên cạnh đó, lượng nước để uống thuốc cũng đóng một vai trò quan trọng giúp phát huy được hiệu quả tối đa tác dụng của thuốc đối với cơ thể. Sử dụng thuốc đúng cách có vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh. Nếu không nắm rõ được nguyên tắc cơ bản này, người bệnh có thể dùng sai làm giảm hiệu quả điều trị thậm chí gây nguy hiểm.

Uống nhiều nước khi uống thuốc là cách để bảo vệ thận

Hầu hết các loại thuốc sau khi vào cơ thể con người đều có hai con đường đào thải chính: Một là trực tiếp qua thận và thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu, con đường còn lại là gan sẽ chuyển hóa thuốc thông qua một chuỗi các phản ứng hóa học và sinh học tạo thành các chất chuyển hóa, các chất này sau đó sẽ đi qua thận để được xử lý kỹ hơn và loại bỏ khỏi cơ thể thông qua tiểu tiện.

Phải nhớ uống nhiều nước khi dùng 5 loại thuốc này, vừa tăng hiệu quả chữa bệnh, lại tránh gây hại cho thận - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Một số loại thuốc cũng được thải trừ qua đường ruột (qua phân), da (qua mồ hôi), phổi (hơi thở), và các con đường khác. Nhưng nhìn chung, hầu hết các quá trình chuyển hóa của thuốc cuối cùng đều cần phải đi qua thận và được đào thải ra ngoài qua nước tiểu. 

Khi uống thuốc, lượng nước tiểu sẽ ảnh hưởng đến nồng độ thuốc trong nước tiểu, nếu lượng nước tiểu quá ít thì nồng độ thuốc trong nước tiểu quá cao sẽ gây hại cho thận.

Phải uống nhiều nước khi dùng những loại thuốc này

1. Thuốc giảm acid uric

 Các loại thuốc thường được sử dụng để hạ acid uric là allopurinol, febuxostat và  benzbromarone để tăng cường sự đào thải acid uric. Allopurinol và febuxostat sẽ làm giảm sản xuất axit uric từ xanthine, làm tăng nồng độ xanthine trong nước tiểu; febuxostat sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong nước tiểu. Vì thế, trong thời gian dùng các loại thuốc này, bạn cần uống trên 2000ml nước mỗi ngày, nếu không rất dễ tạo sỏi xanthine hoặc sỏi acid uric, rất nguy hiểm.

2. Thuốc hạ sốt

Phải nhớ uống nhiều nước khi dùng 5 loại thuốc này, vừa tăng hiệu quả chữa bệnh, lại tránh gây hại cho thận - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

Các loại thuốc hạ sốt thường được sử dụng bao gồm acetaminophen, ibuprofen, aspirin liều cao, …Khi dùng cần tăng lượng nước nạp vào cơ thể. Thuốc hạ sốt sẽ khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi để hạ nhiệt độ cơ thể, đồng thời cơ thể sẽ mất nhiều nước nên cần bổ sung nước nhiều hơn bình thường. Bên cạch đó, nồng độ thuốc cao có thể kích thích niêm mạc dạ dày, việc uống nhiều nước khi uống thuốc có thể giúp làm loãng nồng độ thuốc và giảm phản ứng có hại.

3. Thuốc kháng khuẩn

Các loại thuốc kháng khuẩn như sulfonamide và quinolon có nồng độ cao trong nước tiểu, khi lượng nước tiểu không đủ, các tinh thể dễ kết tủa và gây hại cho thận.

Gentamicin, tobramycin, amikacin và các kháng sinh nhóm aminoglycosid khác gây độc cho thận nên cần uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu nhằm thúc đẩy sự bài tiết thuốc.

4. Thuốc kháng virus

Acyclovir, famciclovir và các loại thuốc điều trị virus thường được đào thải qua thận, trong thời gian dùng thuốc cần tăng lượng nước uống để tránh kết tinh thuốc và gây hại cho thận, làm giảm chức năng thận của bạn.

Phải nhớ uống nhiều nước khi dùng 5 loại thuốc này, vừa tăng hiệu quả chữa bệnh, lại tránh gây hại cho thận - Ảnh 4.

Ảnh minh hoạ

5. Thuốc điều trị loãng xương nhóm bisphosphonate

 Các loại thuốc như Alendronat natri, clodronat dinatri dùng để điều trị loãng xương và tăng calci huyết có thể gây rối loạn điện giải và mất nước, vì vậy cần chú ý uống nhiều nước trong thời gian dùng thuốc. Ngoài ra, thuốc bisphosphonate gây kích thích thực quản, bạn cần dùng ít nhất 200ml nước để uống thuốc, đồng thời giữ thẳng thân trên trong 30 phút sau khi uống thuốc.

Cách uống nhiều nước đúng cách

Đối với người trưởng thành bình thường, uống khoảng 2000 ml nước mỗi ngày sẽ đáp ứng được nhu cầu "uống nhiều nước hơn". Tuy nhiên, nếu thời tiết nắng nóng hay trường hợp đổ mồ hôi nhiều do vận động gắng sức hoặc tiêu chảy thì nên tăng lượng nước uống lên một cách hợp lý.

Đối với những người bị bệnh gút và acid uric máu cao, lượng uống mỗi ngày có thể lên tới 3000ml ~ 4000ml. Đừng lo lắng rằng uống quá nhiều nước sẽ gây hại cho thận, thận của cơ thể con người có tiềm năng rất lớn, chỉ cần thận hoạt động bình thường thì uống nhiều nước sẽ tốt cho thận và còn có thể có tác dụng "rửa "hệ thống tiết niệu.

Phải nhớ uống nhiều nước khi dùng 5 loại thuốc này, vừa tăng hiệu quả chữa bệnh, lại tránh gây hại cho thận - Ảnh 5.

Ảnh minh hoạ

Khi uống nước, lưu ý không được uống nhiều nước cùng một lúc, bởi điều này sẽ khiến lượng máu tuần hoàn tăng đột biến và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bạn nên chia 2000ml nước thành nhiều phần, uống từng ngụm nhỏ và uống nhiều lần trong một ngày mới là cách uống nước đúng cách. Trong hầu hết trường hợp, nước đun sôi để nguội là đồ uống thích hợp nhất vì không gây ra tương kỵ hay tương tác nào khi kết hợp với thuốc.

Tóm lại, hầu hết việc bài tiết thuốc cần phải đi qua thận, nếu lượng nước tiểu quá ít, nồng độ thuốc trong nước tiểu quá cao sẽ dễ gây tổn thương cho thận, đồng thời cũng dễ gây kết tủa tinh thể và tạo sỏi. Vì vậy, khi dùng thuốc, trừ những trường hợp đặc biệt, bạn nên uống càng nhiều nước càng tốt để bảo vệ thận hoặc tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để uống thuốc an toàn và đạt hiểu quả tốt nhất.

(Theo Toutiao)

Ánh Lê

Tin Cùng Chuyên Mục
Hành trình tìm lại những bước chân vững chắc nhờ phương pháp độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc

Hành trình tìm lại những bước chân vững chắc nhờ phương pháp độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc

Đi lại vốn là chuyện dễ dàng tựa như hơi thở với bao người nhưng lại là điều vô cùng khó khăn đối với những bệnh nhân mắc tổn thương khớp gối. Hành trình gian nan tìm lại bước chân vững chãi của họ giờ đây trở nên dễ dàng nhờ phương pháp thay khớp gối độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc.
Tin mới