Phân loại rác tại nhà: Từ ý thức đến hành động thực tiễn

Phân loại rác tại nguồn tuy xuất phát từ hành động, thói quen nhỏ của từng người dân nhưng khi được thực hiện đúng và triệt để sẽ là mắt xích trọng yếu cho toàn bộ nỗ lực tái chế rác thải nhựa.

 

Phân loại rác tại nhà: Từ ý thức đến hành động thực tiễn - Ảnh 1.

Theo Báo cáo Hiện trạng chất thải nhựa năm 2022 được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố vào tháng 04/2023, trong tổng số 2,9 triệu tấn chất thải nhựa trên toàn quốc, chỉ có 0,9 triệu tấn rác thải nhựa được phân loại cho tái chế. Đây là minh chứng cho thấy hoạt động phân loại rác tại nguồn - giải pháp trọng điểm giúp đẩy mạnh năng suất và chất lượng tái chế rác thải nhựa - vẫn chưa phát huy hiệu quả như kỳ vọng.

Thói quen sinh hot và h thng thu gom

Đã được phổ biến đến 238/322 phường xã, chiếm 74% địa bàn toàn TP.HCM, phân loại rác thải không còn là nội dung xa lạ với phần lớn người dân. Cô Lê Thị Kim Thoa (P.Phú Thuận, Quận 7) chia sẻ: "Lâu nay, tôi luôn chủ động thực hiện phân loại rác thành 3 loại như đã được hướng dẫn. Tuy nhiên việc phân loại này cũng gặp khó khăn khi phải giữ riêng các loại rác cồng kềnh để chờ đến lúc thu gom."

Với chị Trần Thị Thanh Thanh (29 tuổi, Quận 7), phân loại rác cũng là một hoạt động tiến hành mỗi ngày, cụ thể: "Bên cạnh phân chia rác nhựa thành các loại chai lọ có thể và không thể tái sử dụng tại nhà, trong vai trò là một giáo viên, mình cũng thường xuyên tích hợp các kiến thức về phân loại rác vào nội dung trên lớp để các bé sớm có ý thức phân loại rác nhựa, bảo vệ môi trường."

Dù vậy, vẫn còn không ít người dân cho biết vì một số lý do như không gian sống nhỏ hẹp hoặc cảm thấy lượng rác thải sinh hoạt của gia đình không quá lớn nên thường bỏ qua khâu phân loại. Một số khác cho rằng mặc dù rác thải đã được người dân phân loại nhưng sau đó vẫn bị gom chung với những loại rác khác, dẫn đến mất động lực duy trì thói quen phân loại.

Có thể thấy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng rác thải nhựa chưa được phân loại đúng cách chủ yếu đến từ việc một bộ phận cư dân chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của phân loại rác và thói quen phân loại chưa triệt để, chỉ tách riêng một số nhựa để bán ve chai; các loại nhựa còn lại, đặc biệt túi mềm vẫn bị gộp chung vào rác thải sinh hoạt khác. Mặt khác, sự thiếu hoàn thiện từ hệ thống thu gom cũng làm giảm đi hiệu quả phân loại rác tại nguồn.

Biến rác nha thành nguyên liu tái sinh

Thực tế trên đã đặt ra thách thức về thiết lập và hoàn thiện hệ thống thu gom - tái chế song song với việc nâng cao ý thức người dân, khuyến khích biến nhận thức về phân loại rác thành hành động và thói quen của cộng đồng. Trong đó, việc tạo nên mô hình tuần hoàn biến rác nhựa thành nguyên liệu tái sinh để quay lại phục vụ cho hoạt động sản xuất và đời sống, giảm thiểu ô nhiễm sẽ cần đến sự chung tay của nhiều bên liên quan gồm: Người dân, cộng đồng địa phương, các cơ quan ban ngành, các tổ chức phi chính phủ; Các đơn vị thu gom, đội ngũ lao động ve chai tự do cũng như những nhà tái chế, nhà sản xuất và các đơn vị phân phối.

Thông qua Ngày hội thí điểm Tách nhựa để tái chế vừa diễn ra tại Quận 7, Unilever cùng UBND Quận 7 đã chính thức khởi động Chương trình hợp tác "Phân loi, thu gom và tái chế rác thi nha theo mô hình Kinh tế tun hoàn" hướng tới mục tiêu tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa.

Với chương trình này, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức và vận động thực hiện phân loại rác sẽ được đẩy mạnh qua các hội nghị, kênh truyền hình quốc gia, báo đài cũng như nhân rộng ở khắp các khu dân cư, trường học, trung tâm thương mại… trên địa bàn quận. Hoạt động đổi rác lấy quà và trang bị hệ thống thùng rác phân loại làm từ nhựa tái chế cũng sẽ được duy trì thường xuyên như một cách khuyến khích người dân duy trì thói quen phân loại rác.

Song song đó, hệ thống thu gom, tái chế rác thải nhựa được thiết lập bởi Unilever Việt Nam và đối tác gồm các đơn vị thu gom và Tái Chế Duy Tân sẽ lần lượt được triển khai trên địa bàn quận, đảm bảo rác nhựa sau khi người dân phân loại sẽ được thu gom và xử lí thành hạt nhựa PCR. Tiếp đó chúng sẽ là nguyên liệu đầu vào cho quy trình sản xuất bao bì các sản phẩm của Unilever và nhiều đơn vị sản xuất khác.

Phân loại rác tại nhà: Từ ý thức đến hành động thực tiễn - Ảnh 2.

Ngày hội thí điểm vừa qua giúp người dân có cái nhìn tổng quan và dễ hiểu về mô hình Kinh tế tuần hoàn áp dụng vào đời sống

Cũng trong ngày hội thí điểm vừa qua, Triển lãm về Nền kinh tế tuần hoàn cũng được triển khai giúp người tham dự có cái nhìn tổng quan về vòng đời ý nghĩa của rác thải nhựa, nếu được phân loại, thu gom, tái chế và đưa về phục vụ đời sống một cách đúng đắn. Qua đó, giúp người dân có được cái nhìn toàn diện về vấn nạn rác thải nhựa cũng như ý nghĩa to lớn từ mỗi hành động nhỏ của chính mình. Bạn Lê Trần Hoàng Long (Quận 7), sau khi tham gia sự kiện đã chia sẻ rằng:"Trưc đây mình cm thy vic phân loi rác không phi là điu cn thiết nhưng s kin ln này đã giúp mình có suy nghĩ khác. T gi mình s ch đng thc hin phân loi rác thi đ góp phn cho quá trình tái chế nha đưc hiu qu hơn."

Phân loại rác tại nhà: Từ ý thức đến hành động thực tiễn - Ảnh 3.

Người tham dự hào hứng ký tên vào bức tường kỷ niệm như lời cam kết thực hiện tách nhựa tại nhà


Tin Cùng Chuyên Mục
Hành trình tìm lại những bước chân vững chắc nhờ phương pháp độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc

Hành trình tìm lại những bước chân vững chắc nhờ phương pháp độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc

Đi lại vốn là chuyện dễ dàng tựa như hơi thở với bao người nhưng lại là điều vô cùng khó khăn đối với những bệnh nhân mắc tổn thương khớp gối. Hành trình gian nan tìm lại bước chân vững chãi của họ giờ đây trở nên dễ dàng nhờ phương pháp thay khớp gối độc quyền tại BVĐK Hồng Ngọc.
Tin mới