(Tổ Quốc) - “Đòi nợ” thế nào cho thật khéo léo và tế nhị sẽ nói lên IQ và EQ của mỗi người, vì thế tình huống oái ăm này thường được nhiều nhà tuyển dụng đưa ra trong buổi phỏng vấn đề thử thách các ứng viên.
Trong cuộc sống hàng ngày không thể tránh khỏi việc bạn bè, đồng nghiệp có những lúc không xoay được tiền mà phải mượn của nhau. Tuy nhiên, nếu những người này vay mà quên trả thì bạn sẽ làm như thế nào?
Câu hỏi hóc búa này được đưa ra trong buổi phỏng vấn ở một công ty nọ. Thông thường, người phỏng vấn sẽ yêu cầu các ứng viên giới thiệu kinh nghiệm làm việc và hỏi một số câu hỏi liên quan đến vị trí cần tuyển dụng.
Tuy nhiên, để lựa chọn được người xuất sắc nhất trong số những ứng cử viên sáng giá tham dự phỏng vấn thì những câu hỏi trên là chưa đủ. Vì vậy, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những câu hỏi hoặc hình huống hóc búa khác để thử thách các ứng viên và đánh giá năng lực thực sự họ.
Ảnh minh họa (Nguồn: yangfanhao.com)
Tiểu Lưu sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ở một trường đại học danh tiếng đã nộp đơn xin việc vào công ty này. Hôm nay, anh cũng có mặt tại buổi phỏng vấn.
Vì đã chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước nên những câu như “Kế hoạch nghề nghiệp của bạn là gì?”, “Tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi?”, “Bạn có kế hoạch gì trong hai năm tới?”, “Bạn có kinh nghiệm làm việc không?"... Tiểu Lưu đều trả lời rất trôi chảy khiến người tuyển dụng rất hài lòng. Anh chàng trực tiếp loại 2 đối thủ khác và tiến sâu vào vòng phỏng vấn với ban lãnh đạo.
Ở vòng tiếp theo này, Tiểu Lưu cũng có màn đối đáp rất ấn tượng, chứng tỏ “tấm bằng thạc sĩ của bản thân” không phải tự nhiên mà có được. Tuy nhiên, đối thủ của Tiểu Lưu cũng rất đáng gờm. Dù chỉ là một sinh viên mới ra trường nhưng sự tự tin của người này không hề thua kém Tiểu Lưu.
Ảnh minh họa (Nguồn: yangfanhao.com)
Khi được sếp lớn hỏi: "Đối thủ của bạn là một sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng thạc sĩ. Vậy một tân cử nhân như cậu có lợi thế gì để chúng tôi loại bỏ anh ta và chọn bạn ?", cậu sinh viên nhìn có vẻ “non trẻ” nhưng không những không hoảng sợ mà còn trả lời trôi chảy, thuyết phục được người phỏng vấn:
“Thưa các sếp, em dù mới chỉ tốt nghiệp đại học nhưng ngay từ khi em nạp hồ sơ vào công ty, em đã xác định rõ tham vọng trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc. Vị trí công việc đang tuyển dụng không chỉ là bài kiểm tra kiến thức, mà quan trọng hơn đó còn là bài kiểm tra hành vi, thái độ, tính kết nối cá nhân, nguồn lực xã hội...”
“Bản thân em đã có 3 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương tự khi còn là sinh viên và đã tích lũy được lượng khách hàng đáng kể trong ngành này. Đây chính là lợi thế giúp em có thể mang lại nhiều giá trị cũng như làm việc hiệu quả hơn cho công ty. Em cũng hy vọng sẽ được chứng tỏ bản thân nếu như được các anh chị trao cơ hội này "
Trước 2 ứng viên sáng giá, “kẻ tám lạng, người nửa cân”, ban lãnh đạo công ty đành đưa ra một câu hỏi phụ để chọn ra người xứng đáng nhất: “Nếu bạn bè nợ bạn 2 triệu nhưng mãi không thấy trả, bạn sẽ đòi lại số tiền đó như thế nào?”
Ảnh minh họa (Nguồn: yangfanhao.com)
Là người trả lời đầu tiên, Tiểu Lưu có chút bối rối. Mặc dù rất tự tin về trình độ của bản thân nhưng khi được hỏi những câu hỏi không liên quan đến chuyên môn khiến anh chàng vô cùng bất ngờ và lúng túng. Anh trả lời: "Nếu bạn tôi không trả tiền thì thôi vậy, vì hỏi thì ngại mà đôi khi còn làm “sứt mẻ” tình bạn bấy lâu."
Đến lượt cậu sinh viên kia, sau vài phút suy nghĩ, anh ta bình tĩnh trả lời: “Trước tiên, để tránh xảy ra những tình huống khó xử như thế này, tôi sẽ cố gắng hạn chế tối đa việc "trao đổi kinh tế” với bạn bè và đồng nghiệp, trừ những trường hợp cấp bách.
Thứ hai, là người có nguyên tắc trong kết giao nên việc tôi cho một người mượn tiền thì điều đó cho thấy tôi rất tin tưởng họ. Vì thế nên nếu người bạn này nợ tiền và mãi chưa trả lại thì tôi tin rằng bạn ấy chắc đã gặp phải một số vấn đề hay khó khăn mà không tiện nói ra. Lúc này, tôi sẽ cố gắng trao đổi với người đó. Nếu họ thực sự gặp khó khăn, tôi sẽ cùng người đó tìm cách giải quyết vấn đề vì họ là bạn của tôi.
Thứ ba, trong trường hợp tồi tệ nhất, người tôi cho mượn tiền luôn cố tình né tránh và không có ý định trả tiền. Vậy tôi sẽ không cần số tiền đó nữa. 2 triệu đó xem như khoản chi phí tôi bỏ ra để có “cơ hội” nhìn thấu những người tôi xem là "bạn". Số tiền đó không quá lớn nhưng lại giúp tôi hiểu được một người, âu cũng là xứng đáng.”
Câu trả lời này của đối thủ khiến Tiểu Lưu phải trầm trồ thán phục. Nghe xong, ban lãnh đạo công ty ngập ngừng nửa phút rồi nói: "Thực ra, chúng tôi đặt ra câu hỏi này không phải chỉ để nghe cách các bạn lấy lại tiền mà còn là để nhìn vào nguyên tắc và chuẩn mực sống của các bạn. Câu trả lời của cậu sinh viên trẻ này làm tôi rất hài lòng, nếu không có vấn đề gì khác thì tuần sau cậu có thể đến nhận việc.”
Dù là câu hỏi hóc búa nhưng cậu sinh viên trẻ đã trả lời rất tốt khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao và được nhận vị trí mà nhiều người mong muốn. Còn bạn, khi đặt mình vào tình huống đó, bạn sẽ làm gì để lấy lại số tiền đã cho vay?
(Theo Sohu)
Ánh Lê