Nhờ lợi thế hạ tầng giao thông đồng bộ, khu vực Đông thủ đô đang chuyển mình mạnh mẽ, và là yếu tố then chốt để giá trị bất động sản khu vực này sẽ tăng theo thời gian.
Quy hoạch đồng bộ, kiến tạo tâm điểm kết nối Đông thủ đô
Là 1 trong những cửa ngõ chính ra vào thành phố, khu vực phía Đông cũng là cầu nối giữa trung tâm Hà Nội với 9 tỉnh, thành phố nằm trong Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội.
Đây cũng là khu vực đang sở hữu hệ thống hạ tầng hoàn thiện bậc nhất thủ đô và vẫn tiếp tục được đồng bộ tốt hơn. Trong đó, đột phá quan trọng nhất là mạng lưới các cây cầu bắc qua sông Hồng.
Sau Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy đã vận hành, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã chính thức khánh thành vào 31/8 vừa qua. Thời gian tới, sẽ còn có thêm hàng chục cây cầu khác khởi công mà gần nhất là cầu Ngọc Hồi, Mễ Sở, Trần Hưng Đạo.
Bên cạnh đó, một công trình nổi bật góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông khu bờ Đông là đường Vành đai 3,5 dài hơn 45km, với tổng vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng. Tuyến đường không chỉ giới hạn trong Thủ đô Hà Nội mà còn đấu nối với hợp phần do tỉnh Hưng Yên triển khai.
Ngoài ra, đường vành đai 4 cũng đã được Quốc hội thông qua với tổng mức vốn lên tới hơn 85.000 tỷ đồng. Với chiều dài hơn 112km, đây sẽ là trục xương sống cho việc kết nối giữa Hà Nội với Hưng Yên, Bắc Ninh và có cả tuyến đấu nối theo hướng cao tốc Nội Bài – Hạ Long.
Chưa hết, hàng loạt tuyến đường bộ trọng điểm tại khu vực phía Đông cũng đã được đầu tư để đồng bộ hòa vào mạng lưới giao thông quốc gia, như cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 5A, nút giao Cổ Linh...
Các tuyến "đường xương cá" cũng không ngừng được nâng cấp, làm mới như đường Lý Thánh Tông, tuyến Yên Viên - Đình Xuyên - Phù Đổng, đường gom từ cầu Thanh Trì đến cầu vượt Phú Thị hay đường đê hữu Đuống đoạn Dốc Lời - Đặng Xá đến xã Lệ Chi, đường đô thị song hành với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng… tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển theo nhiều hướng khác nhau.
Với hạ tầng hoàn thiện và đồng bộ, khu vực phía Đông thủ đô đang là tâm điểm kết nối vùng và được kỳ vọng sẽ trở thành đô thị lõi thứ 2 của Hà Nội.
Hạ tầng đồng bộ phía Đông "giải nén" cho khu vực nội đô
Trong bối cảnh trung tâm Hà Nội ngày càng chật chội, khu vực phía Đông càng cho thấy ưu thế vượt trội vì sở hữu quỹ đất rộng lớn, hạ tầng hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu kiến tạo các đại đô thị theo xu hướng toàn cầu.
Ưu thế này đã thu hút đông đảo các "ông lớn" trong lĩnh vực bất động sản nhập cuộc, tạo nên những đại đô thị nghìn tỷ với quy mô rộng lớn, tích hợp đa dạng tiện ích, dịch vụ bài bản, định hình những chuẩn mực sống cao cấp, chinh phục tầng lớp cư dân mới.
Các khu đô thị này cũng bước lên một nấc thang mới trong xây dựng tiện ích, phát triển hạ tầng và mang tới các sự kiện, hoạt động diễn ra thường xuyên trên quy mô lớn xây dựng một bộ mặt đô thị cao cấp và giàu sức sống.
Nhờ vào hạ tầng đồng bộ cùng nội lực thực tại của các dự án, những đại đô thị bờ Đông đã kích hoạt làn sóng dịch chuyển dân cư với số lượng hàng trăm nghìn người từ nội đô sang "New City". Nhìn dưới góc độ quy hoạch, khu vực phía Đông góp phần quan trọng vào việc "giải nén" cho khu vực phố cổ và lõi nội đô, vốn đã bị quá tải.
Tiềm năng tăng giá vượt trội của bất động sản phía Đông
Hưởng lợi trực tiếp từ sự đồng bộ trong quy hoạch hạ tầng và mạng lưới giao thông, cùng với nội lực của dự án, bất động sản phía Đông thủ đô chắc chắn sẽ gia tăng giá trị mạnh mẽ.
Nổi bật nhất trong khu vực phải kể tới siêu quần thể Ocean City - là sự kết hợp của đại đô thị Vinhomes Ocean Park 1, 2, 3 kiến tạo nên một New City - trung tâm mới hiện đại và sầm suất khu bờ Đông.
Với nhiều dòng sản phẩm đa dạng từ chung tới tới biệt thự, shophouse, đáp ứng đa dạng nhu cầu của cả khách mua ở và đầu tư, kinh doanh. Đặc biệt, những căn biệt thự tọa lạc ở vị trí đắc địa trong quần thể Vinhomes Ocean Park 1, 2, 3 vẫn luôn có sức hút mãnh liệt và được giới nhà giàu săn đón.
Bởi không chỉ có tiềm năng tăng giá và sinh lời cực tốt cho những nhà đầu tư, sản phẩm thấp tầng tại Ocean City còn là nơi an cư đẳng cấp, khẳng định vị thế cho chủ nhân tinh hoa.
Trong tương lai gần, khi các tuyến đường giao thông tiếp tục được hoàn thiện, giới chuyên gia nhận định, khu Đông nhiều tiềm năng bứt tốc trên hành trình trở thành trung tâm mới không chỉ của vùng Thủ đô mà còn của cả vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.