(Tổ Quốc) - Trong bối cảnh chất lượng không khí tại các đô thị lớn ngày càng ô nhiễm, việc quy hoạch đồng bộ được xem là giải pháp căn cơ, đặc biệt là quy hoạch các dự án bất động sản.
Ô nhiễm môi trường liên tục "lập kỷ lục mới"
Theo báo cáo Chính phủ về công tác bảo vệ môi trường năm 2020, giai đoạn 2016 - 2020, tình trạng ô nhiễm bụi tại các thành phố, đô thị lớn, các khu công nghiệp luôn là vấn đề nóng, đặt ra nhiều thách thức. Mức độ ô nhiễm bụi mịn đều tăng từ năm 2017 đến năm 2019, chỉ đến giai đoạn giãn cách xã hội năm 2020, tình trạng này mới giảm thiểu. Đặc biệt, ô nhiễm bụi mịn (PM2.5 và PM10) tại Hà Nội và TP.HCM nhiều lần báo động.
Tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP.HCM ngày càng trầm trọng hơn, năm sau luôn "phá kỷ lục" năm trước
Tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm không khí tại đô thị là do quá trình đô thị hóa thiếu quy hoạch đồng bộ. Các thành phố lớn thiếu hụt trầm trọng diện tích cây xanh, mặt nước, môi trường tích tụ bụi bởi khí thải từ các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, hoạt động công nghiệp với lượng thải lớn chưa được kiểm soát hiệu quả. Ngoài ra, biến đổi khí hậu với những tác động ngày càng rõ nét và nghiêm trọng cũng khiến cho chất lượng không khí trở nên tồi tệ.
Ô nhiễm không khí trực tiếp gây hại sức khỏe con người và kinh tế - xã hội. Một trong những thành phần đáng lo ngại nhất là bụi mịn PM2.5 - "sát thủ" thầm lặng vì chúng len lỏi sâu vào các cơ quan cơ thể, gây nên nhiều căn bệnh chết người.
Giải pháp nằm trong chính vấn đề
Quá trình đô thị hóa chính là một trong những nguyên nhân chính yếu gây nên ô nhiễm không khí. Tuy vậy, nếu muốn phát triển đất nước, không thể dừng tiến trình này lại được. Mấu chốt nằm ở chỗ phải tìm ra phương thức quy hoạch bền vững để thực hiện được mục tiêu kép, vừa hiện đại hóa vừa bảo vệ môi sinh.
Lấy một ví dụ điển hình như khu đô thị Gamuda City tại quận Hoàng Mai, Hà Nội. Dự án được phát triển bởi Gamuda Land, nhà kiến tạo đô thị hàng đầu đến từ Malaysia, nổi danh với những dự án đô thị xanh, sinh thái ấn tượng khắp châu Á. Khi bắt tay vào triển khai dự án Gamuda City, việc đầu tiên Gamuda Land làm là cho xây dựng nhà máy xử lý nước thải quy mô bậc nhất thủ đô.
Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở do Gamuda Land xây dựng là nhà máy lớn nhất Hà Nội, xử lý đến 30% tổng lượng nước thải của thành phố
Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở được thiết kế với công suất xử lý lên đến 200.000 m3 nước mỗi ngày, mang lại môi trường sống trong lành cho khu vực quận Hoàng Mai. Song song với xử lý nước thải, Gamuda Land cũng tuần tự thực hiện các hạng mục cải tạo môi trường khác như trồng cây, cải tạo đất, xây dựng cầu cống đường sá,..
Hơn mười năm về trước, khu vực Yên Sở thường bị xem vùng "rốn nước", khu chứa nước thải ở phía Nam Hà Nội, giờ đây đã trở thành vùng lõi xanh, sở hữu công viên lớn nhất thủ đô toạ lạc bên cạnh một siêu đô thị 272 ha tiêu chuẩn quốc tế. Chính nhờ những thành tựu môi trường đó, Gamuda City giờ đây nổi lên như một điểm sáng của bất động sản khu Nam Hà Nội, thu hút người dân về an cư, góp phần kéo giãn dân cư cho khu vực trung tâm thành phố.
Từ một vùng "rốn nước" ô nhiễm nặng nề, Gamuda City ngày nay trở thành biểu tượng đô thị sinh thái nổi bật của thủ đô
Mang đường lối phát triển táo bạo này Nam tiến, Gamuda Land tiếp tục gặt hái thành công ấn tượng với dự án Celadon City tại TP.HCM. Tương tự, khu vực phường Sơn Kỳ, quận Tân Phú trước đây được xem là "vùng đất bị lãng quên" của thành phố, bởi đất đai hoang hóa, sình lầy. Sau khi Gamuda Land đặt chân đến, khu vực này đã trở thành đô thị vệ tinh sầm uất, náo nhiệt nhất khu Tây Sài Gòn.
Dấu ấn đặc trưng của Celadon City cũng chính ở phương diện môi trường. Bằng việc ứng dụng những công nghệ môi trường tiên tiến, Gamuda Land đã kiến tạo nên thêm một "lá phổi xanh" cho Sài thành. Công viên nội khu rộng 16 ha của Celadon City hiện là một trong những công viên lớn nhất thành phố. Công viên gây ấn tượng mạnh mẽ bởi độ đa dạng sinh học khi sở hữu trên 7000 cá thể cây thuộc 170 loài thực vật nhiệt đới, cùng hơn 70 loài động vật đặc trưng bản địa đang cư ngụ. Là khu đô thị hiếm hoi trong nội thành mà cư dân có thể tận hưởng môi trường trong lành bởi có mật độ cây xanh trên đầu người lên đến 12 m2/người, gấp sáu lần trung bình thành phố.
Có thể thấy, cách thức triển khai dự án của nhà phát triển đô thị đến từ Malaysia không chỉ góp phần thúc đẩy tiến trình đô thị hóa mạnh mẽ, mà còn đóng góp tích cực cho việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường cho các thành phố lớn. Tựu trung lại, để giải quyết vấn đề ô nhiễm đô thị, bên cạnh những quyết sách vĩ mô cùng định hướng đúng đắn của Chính phủ, còn đòi hỏi phải có sự đồng hành, trách nhiệm của các chủ đầu tư trong việc đảm bảo sự bền vững môi sinh, hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình triển khai dự án.
Ánh Dương