Quỹ tỷ USD thuộc Dragon Capital quản lý bán ròng cổ phiếu sau khi lượng tiền mặt xuống thấp kỷ lục

(Tổ Quốc) - Trong tuần đầu tháng 7, VEIL đã bán ròng khoảng 26 triệu USD cổ phiếu MWG và đẩy DGC, GAS ra khỏi top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục.

Theo báo cáo hoạt động mới công bố, Vietnam Enterprise Invesments Limited (VEIL) – quỹ lớn nhất do Dragon Capital quản lý, đã trở lại bán ròng cổ phiếu trong tuần 30/6 – 7/7 sau khi đưa tiền mặt xuống thấp kỷ lục trước đó. Giá trị bán ròng ước tính khoảng 12,3 triệu USD qua đó nâng tỷ trọng tiền mặt từ mức 0,53% cuối tháng 6 lên 1,18% tại ngày 7/7.

Quỹ tỷ USD thuộc Dragon Capital quản lý bán ròng cổ phiếu sau khi lượng tiền mặt xuống thấp kỷ lục - Ảnh 1.

VEIL bán ròng trong tuần đầu tháng 7

Cùng thời điểm, tổng giá trị tài sản ròng (NAV) của VEIL đạt 1,95 tỷ USD tương ứng lượng tiền mặt tại quỹ vào khoảng 23 triệu USD. Đáng chú ý, lần gần nhất NAV của quỹ ngoại này xuống dưới 2 tỷ USD đã cách đây 17 tháng từ tháng 2/2021. Thời điểm đó, làn sóng Covid thứ 3 quét qua thị trường đã khiến hàng loạt cổ phiếu lao dốc. Diễn biến không thuận lợi của thị trường từ đầu tháng 7 là nguyên nhân chủ yếu đẩy NAV của VEIL xuống mức thấp như hiện nay.

Trong danh mục của VEIL, top 10 khoản đầu tư lớn nhất tiếp tục có sự xáo trộn khi MBB của MBBank và DXG của Đất Xanh Group trở lại thay thế cho DGC của Hóa chất Đức Giang và GAS của PV Gas. 2 cổ phiếu đầu ngành hóa chất và dầu khí chỉ mới lọt vào top trong một vài tuần gần đây.

Ước tính, VEIL cũng đã bán ròng khoảng hơn 26 triệu USD cổ phiếu MWG trong tuần đầu tháng 7. Từ khoản đầu tư lớn nhất danh mục, tỷ trọng của cổ phiếu đầu ngành bán lẻ trong danh mục quỹ ngoại này đã giảm xuống còn 11,08% xếp sau 2 ngân hàng là VPB của VPBank (11,59%) và ACB (11,15%)

Quỹ tỷ USD thuộc Dragon Capital quản lý bán ròng cổ phiếu sau khi lượng tiền mặt xuống thấp kỷ lục - Ảnh 2.

Top 10 danh mục của VEIL tiếp tục có nhiều xáo trộn

Trong báo cáo mới đây, Dragon Capital đánh giá tâm lý nhà đầu tư trong nước bị ảnh hưởng bởi các vấn đề toàn cầu, thể hiện qua việc chỉ số VN-Index giảm 7,6% trong tháng 6 và thanh khoản giảm theo tương ứng. Theo đó, một số nguyên nhân gây ra lo ngại cho NĐT chủ yếu đến từ việc lạm phát tăng nhanh, FED thắt chặt chính sách tiền tệ, khả năng kinh tế Mỹ suy thoái gia tăng và việc bán tháo trên các thị trường chứng khoán phát triển.

Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng lạc quan với 7,7% trong quý 2, mức cao nhất kể từ năm 2011. Đáng chú ý, dòng vốn FDI vẫn tiếp tục tăng mạnh, thương mại khởi sắc và lạm phát vẫn ở trong mức kiểm soát. Dựa trên sự phục hồi diễn ra trên mọi mặt của nền kinh tế trong nửa cuối năm 2022, Dragon Capital dự báo Top 80 cổ phiếu danh mục quỹ lựa chọn sẽ tăng trưởng EPS 20,8%.

Quỹ tỷ USD thuộc Dragon Capital quản lý bán ròng cổ phiếu sau khi lượng tiền mặt xuống thấp kỷ lục - Ảnh 3.

Dự báo tăng trưởng của top 80 do Dragon Capital lựa chọn

Dù tăng trưởng cao nhưng Dragon Capital cho rằng lạm phát vẫn được duy trì ở mức ổn định. Chỉ số CPI tăng 0,69% so với tháng trước và 3,4% so với cùng kỳ, trong đó xăng dầu đóng góp hơn một nửa mức độ tăng. Nếu được chính thức thông qua cắt giảm thuế môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu thì giá xăng dầu có thể giảm thêm 8-10%.

Theo Dragon Capital, việc giảm bớt cung tiền để ổn định lạm phát và duy trì sức mạnh của VND có thể tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước thực hiện trong vài tháng tới. Tuy nhiên, nếu Fed tăng 75 và 50 điểm lãi suất trong 2 kỳ họp tới, Việt Nam cũng có thể phải tăng lãi suất 50 điểm vào quý 4 năm nay.

Hà Linh

Tin Cùng Chuyên Mục
Chứng khoán Kafi: Lợi nhuận 2024 năm tăng 60%, hoạt động môi giới chứng khoán bứt phá

Chứng khoán Kafi: Lợi nhuận 2024 năm tăng 60%, hoạt động môi giới chứng khoán bứt phá

Chứng khoán Kafi vừa công bố kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2024, đặc biệt ở mảng môi giới chứng khoán với tốc độ bứt phá mạnh mẽ. Thành tựu này khẳng định chiến lược phát triển vững chắc và đánh dấu bước tiến quan trọng của Kafi trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tin mới