Roland Berger tư vấn chiến lược phát triển kinh tế hậu COVID-19

(Tổ Quốc) - Tư Vấn chiến lược Roland Berger chia sẽ lộ trình cho các quốc gia: Hướng tới sự bền vững và cạnh tranh của nền kinh tế và đặc biệt tăng trưởng hậu COVID-19

Trong một thế giới ngày càng được số hóa, tăng tính kết nối và "phẳng" hơn, chính phủ ở nhiều quốc gia đang gặp thách thức trong việc xây dựng một nền kinh tế cạnh tranh, bền vững và có khả năng chống chọi với các cuộc khủng hoảng toàn cầu đặt biệt làm thế nào xây dựng chiến lược tăng trưởng hậu COVID-19.

Với bề dày kinh nghiệm hơn 50 năm trong ngành tư vấn chiến lược cho hơn 1,000 khách hàng trên toàn cầu gồm cả trong và ngoài nhà nước. Roland Berger muốn chia sẻ những am hiểu chuyên sâu về chủ đề này trong báo cáo "Hướng tới sự bền vững và cạnh tranh của nền kinh tế". Trong đó, ba trụ cột cơ bản cho tăng trưởng kinh tế của một quốc gia được nhấn mạnh, bao gồm:

1) Năng lực cạnh tranh

2) Bình đẳng và hòa nhập xã hội

3) Phát triển bền vững

Roland Berger tư vấn chiến lược phát triển kinh tế hậu COVID-19 - Ảnh 1.

Bài viết này là phần đầu tiên của loạt bài gồm ba phần, tập trung vào trụ cột thứ nhất, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lập kế hoạch phát triển kinh tế nhằm tăng cường khả năng chống chịu và cải thiện tính cạnh tranh toàn cầu. Qatar được coi là một nghiên cứu điển hình để minh chứng cho sự chuyển đổi này. Thái độ chủ động và khả năng thích ứng kịp thời với những thay đổi chính là nguyên tắc cơ bản trong việc lập kế hoạch và các chương trình nghị sự của Qatar là cách tiếp cận chủ đạo để đối phó với các thách thức quốc tế và trong khu vực, đặc biệt là trong tình hình dịch COVID-19 và sự sụt giảm của giá dầu như hiện nay.

Trong 30 năm qua, Qatar đã vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế ở Trung Đông nhờ vào nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào. GDP tăng từ 9 tỷ USD năm 1996 lên hơn 146 tỷ USD vào năm 2020. Tuy nhiên, với hơn 60% GDP đến từ dầu khí, nền kinh tế Qatar chịu nhiều tác động từ giá dầu và biến động trên thị trường năng lượng. Chính phủ Qatar đã bắt tay vào lộ trình đa dạng hóa nền kinh tế ngay khi nhận ra tính cấp thiết của việc tăng cường khả năng chống chịu và duy trì tính cạnh tranh quốc gia. Nước này đã xây dựng Tầm nhìn Quốc gia Qatar 2030 đầy tham vọng, trong đó xác định các mục tiêu dài hạn về tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Ba nguyên lý chính làm nền tảng cho chiến lược phát triển kinh tế trong giai đoạn mới của Qatar chính là:

1. Tăng cường vị thế trong lĩnh vực dầu khí. Qatar đã xây dựng chiến lược trong việc thúc đẩy các dự án dầu khí liên quan đến các công ty dầu mỏ toàn cầu, cho phép chuyển giao công nghệ và chuyên môn kỹ thuật. Nhằm tối đa hóa giá trị khai thác dầu khí, Qatar tiếp tục tăng cường đầu tư vốn để nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng sản lượng các sản phẩm hóa dầu.

2. Đa dạng hóa sang các lĩnh vực phi hydrocacbon và các lĩnh vực khác. Qatar đã vạch ra lộ trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo trên diện rộng và các ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch và khách sạn và ngành sản xuất - chế tạo trở thành trọng tâm mới của nền kinh tế. Việc này được thể hiện qua dự phóng về tỷ lệ đóng góp của các sản phẩm không thuộc lĩnh vực dầu khí sẽ chiếm tới 42% GDP vào năm 2030. Qatar tập chung cải tiến nền tảng cho xuất khẩu, và tìm kiếm cơ hội mới thông qua việc tận dụng công nghệ và R&D, chẳng hạn như công nghệ sản xuất bồi đắp và trí tuệ nhân tạo. Qatar thiết lập các khu vực mậu dịch tự do nhằm thu hút đầu tư từ các công ty nội địa và nước ngoài, tạo nền tảng thâm nhập vào thị trường toàn cầu; và đặt nền móng để trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần, giúp kháng lại những đợt khủng hoảng kinh tế mới.

3. Tạo tác nhân xúc tác làm động lực phát triển kinh tế thông qua việc đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng giao thông, từ sân bay, cảng biển đến các tuyến tàu điện ngầm. Qata cũng tập trung thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực thông qua việc xây dựng Chương trình Nghị sự Quốc gia về Kỹ năng số 2030 nhằm thu hẹp khoảng cách về lực lượng lao động, đáp ứng nhu cầu của ngành trong tương lai.

Ánh Dương

Tin mới