Năm 2021, sau khi Vĩnh Hoàn chính thức trở thành cổ đông kiểm soát công ty Sa Giang, doanh nghiệp này đã có bước phát triển mạnh mẽ.
Lần đầu tiên sau 60 năm Sa Giang thay áo mới
Xưởng sản xuất bánh phồng tôm Sa Giang được thành lập vào năm 1960. Đây cũng có thể xem là một trong những xưởng sản xuất đầu tiên đặt nền móng phát triển loại bánh phồng tôm Sa Giang.
Năm 2021, sau khi Vĩnh Hoàn chính thức sở hữu công ty Sa Giang, doanh nghiệp này đã có sự phát triển mạnh mẽ. Được đầu tư và kế thừa những cải tiến về hệ thống, mở rộng sản xuất, Sa Giang hiện có tất cả 5 xưởng chế biến với 650 công nhân cùng dây chuyền máy móc hiện đại, đáp ứng công suất lên đến 9.000 tấn/năm.
Nỗ lực đưa bánh phồng tôm Việt Nam đi khắp năm châu bốn bể của Sa Giang đã và đang thu về những trái ngọt với doanh thu tăng trưởng đều. Bánh phồng tôm được xác định là sản phẩm chủ lực, chiếm 80% tỉ trọng doanh thu của Sa Giang. Hơn 15% doanh thu còn lại là các chế phẩm khác từ gạo như phở, bún, bánh tráng, bánh hỏi, hủ tiếu,…Với việc vươn ra hơn 30 quốc gia như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật… và tiếp tục mở rộng trong sản xuất kinh doanh, tăng trưởng doanh thu trung bình của Công ty duy trì khoảng 10%, cùng với lợi nhuận ròng tăng trưởng ở mức gần 21% liên tục trong vòng 10 năm từ 2013 đến nay. Tăng trưởng ổn định cùng với việc cải thiện hiệu quả sản xuất đã ngày càng góp phần giúp Sa Giang khẳng định được vị thế.
Để nâng cao trải nghiệm khách hàng, từ những hộp bánh đơn sơ, mộc mạc thuở sơ khai, bánh phồng tôm Sa Giang nay đã có bước chuyển mình. Sự thay đổi bao bì "Tôm có đôi" vừa là bước đệm cho chiến lược phát triển và đột phá mới của công ty, vừa mang theo câu chuyện thương hiệu đầy ý nghĩa.
"Tôm có đôi" - Thông điệp tươi trẻ nhưng đậm dấu ấn truyền thống
Bao bì mới của Sa Giang vừa có sự kế thừa, vừa có những sáng tạo, đổi mới. Trước khi bàn về những thay đổi, công ty vẫn quyết định giữ nguyên chữ Sa Giang với sắc đỏ tươi tắn đặc trưng nằm ở đúng vị trí góc trái quen thuộc. Đây cũng là ngụ ý của Sa Giang dù có bất cứ thay đổi nào về vẻ bên ngoài thì cái hồn cốt của thương hiệu vẫn được vẹn toàn. Biểu tượng thương hiệu cũng là dấu ấn tạo sự nhận biết quen thuộc về một sản phẩm đã quá đỗi gần gũi với biết bao thế hệ người tiêu dùng.
Hai dòng sản phẩm phổ biến nhất của Sa Giang là "Bánh phồng 5 con tôm" và "Bánh phồng 1 con tôm" được đổi tên thành bộ đôi "Bánh phồng tôm Không cay" (10% tôm) và "Bánh phồng tôm Đặc biệt" (15% tôm và có thêm gia vị cay như tiêu, hành, ớt). Điều này giúp cho khách hàng có thể hiểu rõ về tính chất, dễ dàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhu cầu.
Về những thay đổi trên bao bì mới thì nổi bật nhất chính là hình ảnh "Tôm có đôi". Giữa những miếng bánh phồng tôm trắng, đôi tôm với màu sắc nổi bật tạo nên điểm nhấn. Tôm là nguyên liệu chính, đặc sản quý giá của vùng Đồng Tháp để tạo nên những chiếc bánh phồng thơm ngon của Sa Giang.
Các chi tiết đan lát được cách điệu, lồng ghép khéo léo vào bao bì là cách để Sa Giang gợi nhắc về truyền thống lâu đời của người Việt từ xưa đến nay. Điểm đặc biệt trong lần thay đổi này chính là ý nghĩa của thông điệp "Tôm có đôi". Tôm có đôi có cặp cũng như thương hiệu gắn kết với khách hàng, cùng tạo nên sự tin tưởng, sẻ chia với nhau.
Ý nghĩa và chiến lược phát triển tái định vị thương hiệu Sa Giang
Bao bì mới, diện mạo mới chính là một bước tiến quan trọng trong công tác tăng cường nhận diện thương hiệu Sa Giang trên thị trường. Xuất phát từ sự chuyển mình đầy ý nghĩa của Sa Giang, Công ty mong muốn ghi nhận những thay đổi tích cực trong kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua sự đổi mới của diện mạo, việc tăng cường nhận diện thương hiệu được mong đợi sẽ thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, mở rộng thị trường tiêu thụ ở cả Việt Nam lẫn các thị trường xuất khẩu.
Sự đổi mới trong chiến lược của Công ty không chỉ mang lại sự phát triển vững chắc mà còn là bước đi quan trọng để định vị thương hiệu Sa Giang trong tương lai, mở ra cơ hội cho Công ty tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm, trong đó có kế hoạch cho dòng sản phẩm ăn liền vào năm 2024.
Website: https://sagiang.com.vn/