(Tổ Quốc) - Rất nhiều người cảm thấy chỉ cần có lý lịch hồ sơ tốt thì xin việc ở độ tuổi nào không quan trọng, điều quan trọng là kĩ năng, chuyên môn làm việc của bản thân. Nhưng thực tế không như vậy, sau 30 tuổi mà bạn vẫn dựa vào hồ sơ để đi xin việc thì đó là một điều rất nguy hiểm cho sự nghiệp của bạn.
Sau 30 tuổi, tìm việc làm bằng sơ yếu lí lịch thực sự rất khó khăn
Trần Vương là giám đốc nhân sự của một doanh nghiệp nổi tiếng ở khu công nghệ cao Thành Đô (Trung Quốc). Ông ấy đã làm việc trong lĩnh vực ngành nhân sự được 13 năm. Đã có hơn 400 cuộc phỏng vấn và đã phỏng vấn hơn 3000 người.
Hôm đó chúng tôi cùng nhau nói chuyện về vấn đề phỏng vấn việc làm và bàn về độ tuổi sau 30 đi xin việc. Ông nói người trẻ ngày nay cho ta rất nhiều cảm giác mới lạ, họ muốn chinh phục. Trần Vương kể năm trước, ông đã phỏng vấn một ứng viên cho vị trí Giám đốc điều hành có 8 năm kinh nghiệm, 7 năm nền tảng hoạt động sản phẩm truyền thông nhà nước, có 211 loại bằng cấp, chứng chỉ và có khí chất làm việc nhưng ông vẫn không thuê người này.
Khi đó, ông Vương hỏi cô: “Tại sao cô muốn ra khỏi các doanh nghiệp nhà nước?”. Ứng viên nói: “Kiếm 6000 NDT mỗi tháng nhưng không có nhiều việc phải làm. Tôi đã thoải mái trong một thời gian dài, vì vậy tôi muốn nắm bắt thời gian và thay đổi môi trường làm việc”.
Ông nói nếu muốn biết một người đừng nhìn kết quả mà họ đã đạt được bây giờ mà phải nhìn vào lý do cô ấy lựa chọn. Cô ấy lựa chọn ra khỏi doanh nghiệp nhà nước chỉ vì không muốn nhận những "đồng lương chết" và cảm thấy chán nản. Cô ấy không hề có ý muốn thăng tiến thêm; không thấy sáng kiến, kế hoạch làm việc và sự chuẩn bị của mình khi đi xin việc.
Lão Vương cũng nói những người trên 30 đi xin việc rất khó vì sự nắm bắt mới mẻ không tốt, không thực sự nhiệt huyết, tài năng và khát vọng như độ tuổi 20. So với độ tuổi sau 30 thì 20 thực sự là độ tuổi vàng của tài năng, may mắn.
Qua 30 tuổi, vinh quang không phải vẻ bề ngoại mà chính là sức mạnh mềm vô hình
Sức mạnh mềm là gì? Chính là những tác động từ phía bạn để thuyết phục được người làm nhân sự, công ty, chứng minh sự vững vàng về chuyên môn và chuẩn bị về mọi mặt của bạn để đạt được mục tiêu của chính mình. Nếu bạn đi xin việc mà không sử dụng sức mạnh mềm mà phụ thuộc vào hồ sơ lí lịch thì chắn chắn bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Trần Vương cũng kể ông cũng đã phỏng vấn một người phụ nữ vào năm ngoái. Ông rất ấn tượng với cô, không phải vì lí lịch, bằng cấp, sự thể hiện xuất sắc mà chính là sự chuẩn bị của cô ấy. Ngày phỏng vấn cô mang một lá thư giới thiệu từ một KOL lớn và lời khen ngợi của một khách hàng tên tuổi từng hợp tác. Cô ấy thể hiện được khả năng nghề nghiệp và tài nguyên của mình một cách chân thực, xuất sắc.
Cho nhà tuyển dụng thấy được giá trị không thể thay thế của bạn, đó chính là “sức mạnh mềm” tốt nhất
Có những câu chuyện tôi nghĩ chắc chắn bạn đã nghe qua. Đó là có rất nhiều người không cần nộp hồ sơ mà được nhiều công ty săn đón, anh ta có thể đưa ra mức lương mong muốn mà vẫn được đáp ứng.
Trương Tiểu Long - cha đẻ của Wechat đã tạo ra một bước ngoặt cho Tencent. Anh ta tồn tại như một vị thần khai sinh ra cho Tencent một công ty Tencent khác, đóng góp hàng trăm tỉ đô la. Mức lương của anh ta Tencent trả 300 triệu NDT có đắt không? Thực sự không đắt chút nào. Bạn có biết rằng Alibaba rất muốn có thể chiêu mộ Trương Tiểu Long về?
Trước khi, trở thành giám đốc nhân sự, ông Vương cũng đã từng đi phỏng vấn mà không đề cập đến lương. Ông từng làm việc trong lĩnh vực thiết kế quảng cáo phim và truyền hình, đảm nhận rất nhiều công việc và thường xuyên đi gặp khách hàng. Sau một cuộc trao đổi họ đã nói rằng các nhà thiết kế của họ luôn làm họ phải lo lắng vì chất lượng bản thảo và thời gian hoàn thành. Họ đã đưa ra lời mời và mức lương là 300.000 NDT mà ông Vương không cần trải qua phỏng vấn.
Chính việc bạn thể hiện giá trị không thể thay thế của mình làm cho người tuyển dụng hoặc sếp cảm thấy rằng có thể tin tưởng ở bạn. Luôn thể hiện sự chắc chắn trong công việc: “Tôi có thể làm tốt mọi thứ, đừng lo lắng quá nhiều”, điều này đã giúp bạn chinh phục 100% cấp trên của mình.
Đặt những rủi ro lên phía trước để có những cơ hội không ai có
Rủi ro trong đầu tư không phải là sự thất bại mà chính là sự khởi đầu của thành công. Tất cả những rủi ro xảy ra giúp bạn tìm được một hướng tích cực có thể kiếm tiền cho bản thân với cái nhìn tầm dài hạn.
Đừng nghĩ 23 tuổi bạn có một công việc, một mức lương cao, bạn có nhà có xe mà an phận, ngừng phấn đấu. Nếu rủi ro không xảy ra sẽ gây ra ảo tưởng về thành công hiện tại và tiêu biểu là rủi ro về tài chính.
Chúng ta không nên quá vội vàng thỏa mãn với những đồng lương khi còn trẻ mà bỏ quên những khó khăn trong tương lai. Đừng để bản thân đến 30 tuổi vẫn phải dùng đến lí lịch đi xin việc. Mà hãy cố gắng dựng một chiến hào cho mình và thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào tiền lương.
Khi còn trẻ hãy đặt những khó khăn, nỗi sợ hãi trong 20-30 năm tới bạn có thể gặp phải. Hãy học cách mạo hiểm và ép bản thân mình cố gắng, để có thể tìm được con đường tốt nhất cho mình.
*Tổng hợp
Hoàng Lan