(Tổ Quốc) - 3 căn bệnh rất thường gặp ở người trung niên và cao tuổi là mối đe dọa đối với tuổi thọ.
Ai cũng muốn khỏe mạnh, sống lâu nhưng sau tuổi 50, chức năng của các cơ quan trong cơ thể không thể tránh khỏi sự suy yếu, cũng bắt đầu xuất hiện nhiều căn bệnh mãn tính.
Vì vậy thường ngày, người trung niên càng cần quan tâm điều hòa cơ thể, nếu không khi sức khỏe có vấn đề, chịu đựng sự dằn vặt của bệnh tật, đương nhiên sẽ không thể sống lâu. Với người trung niên, nếu vượt qua được ba rào cản dưới đây sẽ được trường thọ "ưu ái" hơn.
Vậy người trung niên cần vượt qua ba rào cản nào?
1. Béo phì
Sau khi đến tuổi trung niên, cơ thể trao đổi chất chậm, nếu không chú ý kiểm soát ăn uống, bình thường không hay vận động, calo không tiêu hao được dễ tích tụ chất béo trong cơ thể, dẫn đến tình trạng béo phì.
Mà béo phì sẽ gây ra nhiều bệnh mãn tính như huyết áp cao, máu mỡ cao, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, các bệnh liên quan đến tim mạch, vân vân. Thậm chí còn gia tăng rủi ro mắc ung thư, từ đó ảnh hưởng đến tuổi thọ.
2. Loãng xương
Sau khi lớn tuổi, canxi trong cơ thể thiếu hụt khá nghiêm trọng. Nếu thường ngày có các thói quen như hút thuốc, uống bia, uống cà phê thì canxi bài tiết càng nhanh làm ảnh hưởng đến xương cốt. Những người như vậy rất dễ mắc bệnh loãng xương.
Người mắc bệnh loãng xương dù chỉ chịu tác động rất nhẹ từ bên ngoài cũng dễ bị gãy xương, xương phục hồi cũng chậm, cần nằm giường lâu dài và dễ để lại biến chứng. Như vậy không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ.
3. Ung thư
Càng lớn tuổi càng dễ mắc bệnh ung thư, nhất là những người thường ngày không chú ý bảo vệ sức khỏe, hay hút thuốc, uống bia, thức đêm,...càng dễ bị ung thư "để ý".
Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể hoàn toàn chữa khỏi ung thư, đặc biệt là ung thư giai đoạn cuối, dễ dàng cướp đi mạng sống của người bệnh. Vì vậy, chỉ khi vượt qua rào cản ung thư này mới có thể thực hiện được mục tiêu sống lâu.
Vậy thường ngày, người trung niên nên bảo vệ sức khỏe như thế nào?
1. Bảo đảm cân bằng dinh dưỡng
Trong ăn uống, người trung niên nên bảo đảm cân bằng dinh dưỡng trước tiên.
Trên cơ sở bổ sung đủ loại dinh dưỡng để điều chỉnh khẩu phần ăn: tránh ăn nhiều chất béo, ăn nhiều protein chất lượng tốt, các loại vitamin và chất xơ. Ngoài ra cần bổ sung các chất dinh dưỡng như canxi, sắt một cách hợp lý.
Mạng sống là ở vận động. Cơ thể người trung niên trao đổi chất chậm, sức đề kháng suy giảm, càng nên chú trọng vận động. Người trung niên nên dựa vào sức khỏe bản thân mà chọn cách vận động thích hợp như đi bộ, tập thái cực quyền, chạy chậm, ... Tập thể dục điều độ có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu, nâng cao khả năng phòng bệnh, đồng thời cân bằng cảm xúc, rất có lợi cho sức khỏe.
3. Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
Trong cuộc sống, người trung niên nên học cách sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi một cách khoa học, hợp lý, có thể cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi; tuyệt đối không được thức đêm lâu ngày, tránh làm việc quá sức, nên ngủ sớm dậy sớm, đảm bảo ngủ đủ giấc.
Ngoài ra cần tránh đặt nặng áp lực cho bản thân, giữ gìn trạng thái thư giãn, vui vẻ, không nên tính toán so đo, tránh để cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe.
Béo phì, loãng xương, ung thư,...đều ảnh hưởng đến sức khỏe và tuổi thọ của người trung niên. Nếu có thể tránh được những yếu tố này thì không khó để trường thọ.
Người trung niên và cao tuổi nếu muốn sống lâu hơn và khỏe mạnh thì trước hết phải làm việc và nghỉ ngơi điều độ, đảm bảo ngủ đủ giấc là chìa khóa để chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Ăn uống hợp lý, vận động, làm việc xen kẽ nghỉ ngơi và kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể tránh khỏi bệnh tật, thực hiện được mục tiêu khỏe mạnh, sống lâu.
Lưu Ly