(Tổ Quốc) - SSI Research nhận định biến động mạnh gần đây sẽ mang lại cơ hội ở các ngành hồi phục sau đại dịch và không bị ảnh hưởng nhiều bởi lạm phát tăng cao như Dầu khí, Cảng & Vận tải biển, Hóa chất, Tiêu dùng không thiết yếu, Công nghệ thông tin.
Trong báo cáo chiến lược đầu tư tháng 6, công ty chứng khoán SSI đưa ra những đánh giá có phần thận trọng về thị trường. Dù vậy SSI cho rằng vẫn có những yếu tố để kỳ vọng cho triển vọng của thị trường trong thời gian tới. Nửa cuối 2022 mức tăng trưởng của những ngành bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh dự kiến sẽ ở mức tích cực so với cùng kỳ thấp năm ngoái, giải ngân đầu tư công được kỳ vọng sẽ được đẩy nhanh hơn. Gói hỗ trợ lãi suất 2% cũng là một động lực cho tăng trưởng nếu sớm được triển khai đúng định hướng.
Nhìn chung, SSI Research nhận định biến động mạnh gần đây sẽ mang lại cơ hội ở các ngành hồi phục sau đại dịch và không bị ảnh hưởng nhiều bởi lạm phát tăng cao như Dầu khí, Cảng & Vận tải biển, Hóa chất, Tiêu dùng không thiết yếu, Công nghệ thông tin.
Trong những ngành trên, SSI cũng công bố những cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng trong giai đoạn tới bao gồm: GMD, GAS, PVT, NT2, FPT.
Với Gemadept (GMD), SSI cho rằng cảng Gemalink tăng sản lượng nhanh chóng và bắt đầu đóng góp lợi nhuận cho GMD. Gemalink đã đạt sản lượng 300 nghìn TEU trong Quý 1 năm 2022 và kỳ vọng có thể đạt mức 1,4 triệu TEU trong cả năm 2022. Lợi nhuận ước tính đạt 18 triệu USD trong năm 2022, so với mức hòa vốn trong năm 2021 giúp tạo sức bật đáng kể cho Gemadept. Bên cạnh đó, Gemalink đi vào hoạt động giúp hoàn thiện hệ sinh thái của GMD, thúc đẩy sản lượng và các dịch vụ gia tăng cho các cảng vệ tinh như Phước Long ICD, cảng Bình Dương, và cụm cảng phía Bắc. Nhờ đó, cả tăng trưởng doanh thu và biên lợi nhuận đang được cải thiện tích cực.
Ngoài ra, việc Trung Quốc mở cửa trở lại Thượng Hải từ 1/6, kỳ vọng thúc đẩy sản lượng hàng hóa phục hồi và quay lại quỹ đạo tăng trưởng, tác động tích cực tới ngành vận tải biển thế giới và cả các cảng Việt Nam
Kỳ vọng thoái vốn các dự án trồng cao su có thể được thực hiện trong năm 2022 trong bối cảnh vườn cây có diện tích đủ lớn, cây phát triển tốt, hạ tầng kết nối đã hoàn thiện, và giá cao su có xu hướng phục hồi tốt. Ước tính LNTT đạt 1.215 tỷ đồng ( 50%) trong năm 2022.
Với FPT, SSI cho rằng mảng CNTT nước ngoài vẫn là động lực tăng trưởng chính. LNTT của mảng này ước tính tăng 29,9% so với cùng kỳ. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2022, LNTT mảng này tăng 32,1% so với cùng kỳ. Giá trị ký mới đạt 9 nghìn tỷ đồng ( 40% so với cùng kỳ). Riêng doanh thu dịch vụ chuyển đổi số tăng 90% so với cùng kỳ và nâng mức tỷ trọng trên tổng doanh thu lên 40% từ mức 27%. Đáng kể là doanh thu dịch vụ cloud (bao gồm trong dịch vụ chuyển đổi số) có tỷ trọng đóng góp lên tới 58% và đã ghi nhận mức tăng đột biến gần gấp 3 lần so với cùng kỳ.
SSI kỳ vọng tăng trưởng LNTT của FPT kỳ vọng duy trì trên 20% trong 2 năm tới, cụ thể năm 2022 là 24,6%, năm 2023 là 21,7% so với cùng kỳ.
Với CTCP Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2), SSI dự báo lợi nhuận quý 2 sẽ tăng trưởng mạnh. Ước đạt trên mức 159 tỷ đồng, gấp 6,5 lần so với cùng kỳ. Nguyên nhân bởi giá bán điện trên thị trường cạnh tranh cáo hơn dự báo. Luỹ kế 4 tháng đầu năm 2022 giá trên thị trường cạnh tranh đạt 1.589 đồng/kwh (tăng 44%). Sản lượng hợp đồng cao và giá chào trên thị trường thuận lợi là yếu tốt tích cực cho mức tăng trưởng lợi nhuận của NT2 dù giá khí ở mức cao.
Với Tổng công ty khí Việt Nam (GAS), SSI ước tính tăng trưởng LNST ước đạt 56% trong năm 2022. GAS là một trong những công ty nội địa hưởng lợi hàng đầu từ giá dầu tăng cao. Năm 2022, SSI điều chỉnh tăng ước tính LNST của GAS từ 11,6 nghìn tỷ đồng ( 35% so với cùng kỳ) lên 13,4 nghìn tỷ đồng ( 56% so với cùng kỳ) với giả định giá dầu cao hơn (giá FO tăng từ 480 USD/tấn lên 500 USD/tấn và giá LPG tăng từ 700 USD/tấn lên 800 USD/tấn) và nâng ước tính sản lượng khí khô dự kiến từ 8,1 tỷ m3 lên 8,2 tỷ m3 ( 13% so với cùng kỳ) trong năm 2022. Lợi nhuận Quý 2 dự kiến tăng mạnh là yếu tố ngắn hạn hỗ trợ giá cổ phiếu.
Với CTCP Vận tải dầu khí Việt Nam (PVT), SSI cho rằng động lực tăng trưởng chính trong năm 2022-2023 (tăng trưởng lãi gộp 14%/năm) đến từ mảng vận tải. Cụ thể là với nhu cầu vận chuyển hàng lỏng và khí trên thế giới đang hồi phục và có tác động tích cực từ các biện pháp cấm vận với sản phẩm dầu khí của Nga, khiến cho việc vận chuyển phải đi từ các thị trường xăng dầu xa hơn, cũng như nhu cầu xăng dầu từ ngành hàng không phục hồi dần sau COVID-19. Mảng FSO/FPSO cũng được kỳ vọng tăng trưởng 10%/năm về doanh thu với việc giả định giá thuê ngày của FSO Đại Hùng Queen được điều chỉnh tăng theo giá dầu.
Mộc An