(Tổ Quốc) - Sở hữu cơ sở hạ tầng hoàn thiện và đồng bộ cùng nhiều tiềm năng phát triển bứt phá khi Tp.HCM sáp nhập 3 quận thành thủ phủ của thành phố, Quận 9 trở thành điểm đến lý tưởng nhất hiện nay thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đổ bộ.
Quy tụ hàng loạt ông lớn
Thị trường bất động sản Tp.HCM đang chứng kiến nguồn cung hạn hẹp do sự thắt chặt về mặt chính sách, rất ít dự án mới được tung ra thị trường. Bên cạnh đó, cùng quỹ đất khan hiếm, khó chọn được vùng đất " ưng ý" cho các nhà đầu tư có thể tung hoành ý tưởng phát triển của mình.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng khu Đông vẫn còn nhiều dư địa phát triển, do đó sẽ là tâm điểm dẫn dắt thị trường bất động sản TP.HCM.
Khu Đông đang có đầy đủ các yếu tố kích cầu thị trường bất động sản đi lên. Hạ tầng giao thông, dịch vụ và định hướng phát triển rõ ràng, đặc biệt khu đông được xem là thủ phủ của thành phố. Nhờ ưu thế đó, nơi đây đang dần khẳng định được vị thế dẫn đầu và là nơi thu hút nhiều sự quan tâm của khách hàng cũng như hàng loạt nhà đầu tư đổ bộ, có thể kể đến các dự án tầm cỡ như Vinhomes Grand Park, Masteri hay mô hình nhà phố TPS 52 Nguyễn Xiển…
Điều đó góp phần tạo nên cú huých vô cùng lớn không những cho nền kinh tế Quận 9 mà còn nâng cao chất lượng sống cũng như tiềm năng tăng giá cho bất động sản tại khu vực.
Hình ảnh mình hoạ ( Nguồn internet )
Sức bật kinh tế của khu vực
Theo Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân, sau khi sáp nhập 3 quận, Quận 2, Khu Công Nghệ cao Quận 9 và Thủ Đức sẽ tạo thành một vùng động lực rộng 21.000ha, với 1 triệu dân, chiếm khoảng 10% dân số và 10% diện tích toàn TPHCM, nhưng ước mục tiêu đóng góp 30% GRDP của thành phố, tương đương 4-5% GDP cả nước. Trong khi đó, TPHCM chiếm khoảng 23% GDP cả nước, đóng góp 27% ngân sách quốc gia. Sáp nhập 3 quận này thành khu đô thị sáng tạo phía Đông, đây sẽ là quả đấm kinh tế của khu vực nói riêng và toàn thành phố nói chung.
Theo đề án thành lập " thành phố thủ phủ" nhằm phát huy những lợi thế về vị trí mang tính cửa ngõ, các hạ tầng dịch vụ sẵn có.
Thực tế những năm qua khu Đông TP.HCM là khu vực được đầu tư mạnh nhất về hạ tầng giao thông, theo thống kê giai đoạn 2010 – 2020 , TP.HCM triển khai 216 dự án hạ tầng giao thông với tổng vốn khoảng 350,000 tỷ đồng, trong đó kết nối khu đông 70%.
Theo các chuyên gia kinh tế, so với các hướng phát triển khu Đông sở hữu vị trí trọng tâm trong vùng " tam giác vàng " TPHCM – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu, là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa TPHCM và các tỉnh Đông Nam bộ. Các chuyên gia kinh tế cũng nhận định chính vì vậy nên thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước gây bước đột phá về kinh tế trong khu vực.
Đồng thời giá bất động sản ở khu Đông sẽ tiếp tục tăng mạnh cuối năm 2020 dù vẫn đang trong giai đoạn dịch Covid – 19 , nền kinh tế có ảnh hưởng nhưng nhiều nhà đầu tư tiếp tục mạnh tay đầu tư và săn lùng khiến quỹ đất ở khu vực ngày càng khan hiếm, sức mua của khách hàng cũng không "hạ nhiệt" vẫn luôn tìm kiếm cho mình sản phẩm phù hợp, để đáp ứng nguồn cung vào dịp cuối năm chủ đầu tư tung ra thị trường những sản phẩm mang tính linh hồn của thành phố điển hình như nhà phố TPS 52 Nguyễn Xiển vừa mang lại giá trị và đẳng cấp khi sở hữu, pháp lý rõ ràng và thời gian bàn giao nhanh.
Ánh Dương