Với vị trí là một trong 4 ngành trọng yếu của công nghiệp chất dẻo, nhựa gia dụng là ngành năng động và có sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất. Chỉ trong hai năm, thị trường chứng kiến ba xu hướng rõ rệt: những công ty nghìn tỉ trong ngành nhựa gia dụng đã "đổi chủ" cho người Thái.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ liên tục ra đời, chia nhỏ thị phần nội địa; và sự chuyển mình mạnh mẽ của doanh nghiệp lớn có 100% vốn Việt Nam.
Chọn thay đổi hoặc bị thay thế
Ngành nhựa gia dụng có những bước tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ nhưng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng rất khốc liệt. Theo báo cáo của FiinResearch, ngành nhựa gia dụng có hơn 1.000 doanh nghiệp, trong đó 92% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự nở rộ của doanh nghiệp nhựa gia dụng như "nấm sau mưa" khiến các doanh nghiệp lớn phải liên tục thay đổi, bắt kịp thị hiếu của khách hàng để duy trì thị phần hiện có.
Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Giám đốc công ty Nhựa Việt Nhật – một doanh nghiệp nhựa gia dụng truyền thống thuộc top 3 đơn vị lớn nhất miền Bắc và có hơn 20 năm phát triển cho biết: "Mặc dù Việt Nhật rất tự tin với hệ thống hàng trăm nhà phân phối trên khắp cả nước nhưng chúng tôi luôn hiểu rằng việc tỉnh táo và thức thời trước sự cạnh tranh của đối thủ là điều sống còn để tồn tại và phát triển. Thay vì tìm cách giảm chất lượng, hạ giá thành để cạnh tranh với những đơn vị nhỏ lẻ khác, Việt Nhật chọn cách tiên phong về mẫu mã, ra mắt các sản phẩm mới trên thị trường với tốc độ hàng đầu. Có những sản phẩm chỉ Việt Nhật có, chỉ Việt Nhật sản xuất nhanh nhất, bắt kịp xu hướng và cách làm này giúp chúng tôi gần như độc quyền phân phối các mẫu sản phẩm mới đến các khách hàng đại lý. Điều này không chỉ đáp ứng được những nhu cầu liên tục thay đổi của người tiêu dùng mà còn mang lại doanh thu ổn định, vững chắc cho doanh nghiệp. Để trở thành người tiên phong, thì Việt Nhật cũng phải chú trọng vào việc đầu tư và phát triển hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, sử dụng cánh tay rô bốt, từ đó giúp Việt Nhật không ngừng nâng cao hiệu quả và tốc độ sản xuất nhanh."
Đặc biệt, kể từ năm 2020, Nhựa Việt Nhật ra đời thương hiệu cao cấp Hokori và tiếp cận nhóm khách hàng khu vực thành thị với phân khúc trung – cao cấp. Đây là bước "trẻ hóa" giúp doanh nghiệp truyền thống này có thể đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của khách hàng và mở rộng kênh phân phối từ truyền thống (GT - General Trade: bao gồm nhà phân phối, đại lý bán sỉ, đại lý bán lẻ, chợ đầu mối và cửa hàng nhỏ lẻ) sang kênh phân phối hiện đại (MT – Modern Trade: bao gồm các siêu thị lớn, các trung tâm thương mại và chuỗi siêu thị min).
Tìm đến những "miếng bánh" lớn hơn
Đối với các doanh nghiệp nhựa gia dụng có quy mô lớn và 100% vốn Việt Nam thì định hướng xuất khẩu là một con đường nhiều thử thách nhưng tất yếu phải thực hiện. Hai năm Covid-19 trở thành cơ hội để doanh nghiệp củng cố nguồn lực sản xuất, tối ưu hóa hệ thống vận hành và chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để tìm kiếm và xuất khẩu hàng hóa ngay vào thời điểm hậu Covid-19.
Bà Nguyễn Thu Trang, Phó Giám đốc công ty Nhựa Việt Nhật chia sẻ: "Với mục tiêu phải ổn định sản xuất, giữ vững thị phần trong và sau Covid-19, toàn bộ đội ngũ Nhựa Việt Nhật đã làm việc với tinh thần năng động hơn trước rất nhiều. Không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước, Việt Nhật còn chủ động tham gia các cuộc xúc tiến thương mại để tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu. Những thị trường tiềm năng như Mỹ, Trung Đông,.. là một sân chơi rộng hơn, thách thức hơn nhưng chúng tôi đã có kế hoạch dài hạn để tiếp cận và mở rộng phân phối ở các vùng đất đó."
Chính bởi sự phát triển bền vững, ứng phó nhanh nhạy khi đối mặt với thách thức của dịch Covid-19 mà Nhựa Việt Nhật đã nhiều lần được trao tặng những giải thưởng như: Top 10 thương hiệu phát triển châu Á, Thương hiệu số 1 Việt Nam, Thương hiệu Vàng – Dịch vụ Vàng, Chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao, Chứng chỉ chất lượng ISO 9001-2015. Đó cũng là bước đệm cho Việt Nhật tiếp tục hành trình chinh phục các thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng.
Tìm hiểu thêm thông tin:
Website: Vietnhatplastic.com