Tận dụng "tài nguyên" kênh online, hai thương hiệu ẩm thực vững tin vào năm mới

Nhanh nhạy tận dụng "tài nguyên" mà Grab cung cấp, nhiều nhà hàng đã chuyển mình "online" thành công, củng cố niềm tin vào một năm mới khởi sắc.

 

Tận dụng "tài nguyên" kênh online, hai thương hiệu ẩm thực vững tin vào năm mới - Ảnh 1.

2023 là một năm thách thức đối với nền kinh tế nói chung và ngành F&B nói riêng. Dẫu vậy, vẫn có những nhà hàng "vượt sóng" nhờ ứng biến kịp thời, tận dụng công nghệ để mở ra con đường tăng trưởng mới.

Nhằm ghi nhận những nỗ lực này của các quán ăn, nhà hàng đang là đối tác của GrabFood, Grab mới đây đã vinh danh hơn 40 thương hiệu qua nhiều hạng mục giải thưởng. Trong đó có thương hiệu Mì Ngâm Tương với giải thưởng "Ngôi sao triển vọng" dành cho các đối tác nhà hàng có tăng trưởng ấn tượng trong năm. Ngoài ra, tại hạng mục "Tiêu điểm mùa lễ hội" dành cho những thương hiệu được người dùng Grab ưa thích trong những dịp họp mặt, "Nem nướng D’ran – Since 1968" là một trong những cái tên được ghi nhận.

"Vũ khí" bí mật giúp tăng doanh số

Với anh Ngô Minh Thuận, thương hiệu Mì Ngâm Tương là tâm huyết tiếp theo sau những thành công mà anh có được với thương hiệu Bún Cay Thái 2 Thuận, vốn cũng đang kinh doanh khá phát đạt trên GrabFood. Kỳ vọng món ăn lạ miệng kết hợp giữa sợi mì gạo lứt Việt Nam cùng các hương vị Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc có thể tiếp cận nhiều khách hàng hơn, anh Thuận quyết định đưa Mì Ngâm Tương lên "app" vào tháng 7/2023.

Nhờ những kinh nghiệm có được khi hợp tác với GrabFood để phát triển Bún Cay Thái 2 Thuận, anh đã nhanh chóng đưa Mì Ngâm Tương trở thành một trong những "Ngôi sao triển vọng" của năm trên GrabFood.

Nhìn lại quyết định "lên app" cho những thương hiệu ẩm thực đầy tâm huyết của mình, anh Thuận chia sẻ: "Khoảng hơn 2 năm trước, lúc thấy ngày càng nhiều người tiêu dùng chọn Grab để di chuyển, rồi thấy GrabBike len lỏi vào khắp các con hẻm, tôi bỗng nhận ra rằng những món ăn của mình cũng có thể qua đó mà đến được với nhiều người hơn. Lại thêm tác động của dịch bệnh Covid khiến hành vi tiêu dùng của thực khách thay đổi, càng thúc đẩy tôi cân nhắc kênh bán hàng online so với trước đó chỉ bán tại chỗ."

Mặc dù vậy, anh Thuận vẫn coi quyết định lên app lúc đầu chỉ là một cuộc thử nghiệm, chưa dám kỳ vọng sẽ duy trì lâu dài. "Sau đó, việc bán qua app đạt hiệu quả khá cao, tôi chuyển hướng dần, chọn kinh doanh online là một trong những hình thức chính, đồng thời tự tin đưa Mì Ngâm Tương lên GrabFood. Nhờ vậy mới có được sự công nhận như hôm nay."

Tận dụng "tài nguyên" kênh online, hai thương hiệu ẩm thực vững tin vào năm mới - Ảnh 2.

Anh Thuận chăm chút phần ăn cho thực khách mua online

Khác với anh Thuận luôn hứng thú với việc kinh doanh những món ăn mới, anh Phạm Thanh Ngà - chủ thương hiệu Nem nướng D’ran lại là thế hệ thứ ba trong gia đình có truyền thống 55 năm kinh doanh món nem nướng. Sớm nhận thấy tiềm năng của các nền tảng giao đồ ăn online, anh Ngà chủ động liên hệ Grab, đề nghị hợp tác.

Kể về "bước chuyển mình online", anh Ngà cho biết những ngày đầu lên Grab, Nem Nướng D’ran chỉ bán được các đơn hàng có giá trị nhỏ, khoảng vài chục nghìn đồng/đơn. Nhận thấy có thể mình đang làm chưa đúng cách, anh Ngà tìm cách khai thác "tài nguyên" từ nền tảng như các tính năng marketing, quảng cáo thúc đẩy doanh số.

Tận dụng "tài nguyên" kênh online, hai thương hiệu ẩm thực vững tin vào năm mới - Ảnh 3.

Chỉ với một món nem nướng "chủ lực" nhưng Nem nướng D’ran đã phát triển tới 10 cửa hàng.

"Grab luôn cập nhật những tính năng mới cho đối tác nhà hàng. Tôi chuộng nhất tính năng marketing tự động, tự thiết lập quảng cáo, banner, từ khóa… ngay trên nền tảng để giúp cửa hàng của tôi phủ rộng. Việc marketing một cách đều đặn sẽ giúp hình ảnh thương hiệu in sâu vào tâm trí thực khách," ông chủ chuỗi Nem Nướng D’ran phân tích.

Theo anh Ngà, hiện giá trị các đơn hàng đã tăng lên mức trung bình 170.000 đồng/đơn, minh chứng cho hướng đi đúng đắn và sự yêu thích, tin tưởng của khách hàng.

Online hay offline trong năm 2024? 

So sánh giữa hai hình thức bán hàng, anh Thuận không phủ nhận tầm quan trọng của kênh offline. Thế nhưng, kinh doanh online trên GrabFood mở ra cho anh cơ hội tiếp cận tập khách hàng đông đảo ở nhiều khu vực hơn thay vì chỉ trông chờ vào nhóm khách quen và khách vãng lai. Ngoài ra, kinh doanh online còn giúp tinh giản nhiều khâu trong quy trình vận hành, tinh gọn quy mô nhân sự cũng như nâng cao công tác quản lý chất lượng món ăn, tiết kiệm chi phí mặt bằng,...

Tương tự, anh Ngà, chủ thương hiệu Nem nướng D’ran nhấn mạnh một lợi thế không thể phủ nhận của kinh doanh online đó là khả năng tiếp cận khách hàng ở xa. Anh tâm đắc:"Khách hàng cách xa 4-5km, thậm chí 10km, tận Nhà Bè chúng tôi cũng có thể tiếp cận và giao hàng."

Cả hai ông chủ đều đồng ý rằng các nền tảng như GrabFood đang giúp những người khởi nghiệp như họ có thêm đơn hàng trong khoảng thời gian thấp điểm, qua đó hạn chế lãng phí nguồn lực cũng như góp phần gia tăng doanh số.

Bước sang năm mới 2024, anh Ngà cho biết không có ý định mở thêm cơ sở mới mà tập trung tối ưu hệ thống, cân đối giữa kênh offline và online. Riêng với kênh online, anh tin tưởng việc tận dụng công nghệ, các công cụ marketing vẫn sẽ là bệ phóng giúp thương hiệu đến gần hơn với thực khách, đặc biệt là khách du lịch.

Tận dụng "tài nguyên" kênh online, hai thương hiệu ẩm thực vững tin vào năm mới - Ảnh 4.

Anh Ngà mong muốn kênh online sẽ tiếp tục hỗ trợ đắc lực giúp anh đưa món nem nướng truyền thống đến với đông đảo thực khách

Còn anh Thuận, chủ thương hiệu Mì Ngâm Tương hy vọng ngành F&B sẽ ghi nhận tín hiệu khởi sắc, công việc kinh doanh "dễ thở" hơn. Đồng thời, thương hiệu của anh vẫn sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với những nền tảng hiệu quả như Grab để tối ưu chi phí khuyến mãi, vận hành,... từ đó mang đến giá thành tốt nhất cho khách hàng.

Tin mới